Thành phố và người nổi tiếng


Hồi xưa, người ta bảo Đà Nẵng giống như cái thân chày giã thịt. Người ta giã ở hai đầu, thế nào đầu chày cũng dính tí thịt, còn thân chày ở giữa như Đà Nẵng không có gì cả. Rồi 12 năm qua, cả nước biết về một vị chủ tịch thành phố nổi tiếng, ông Nguyễn Bá Thanh, làm chủ tịch suốt 10 năm (từ 1996 đến 2006), tiếp theo làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Nhà hàng Memory ben sông Hàn

Nhà hàng Memory ben sông Hàn

Có hàng trăm câu chuyện ông chủ tịch thành phố đã làm những gì để có Đà Nẵng ngày càng nổi tiếng về tốc độ phát triển nhanh, về thành phố đẹp, một viên ngọc về môi trường sống tốt đẹp theo rất nhiều ý nghĩa.

Người ta hay nói chuyện Đà Nẵng đứng đầu về chỉ số cạnh tranh của môi trường đầu tư, thành phố có cơ sở hạ tầng giao thông tốt nhất trong khu vực miền Trung, đất đai Đà Nẵng có tính thanh khoản cao vì đây là vùng đất sống tốt.

Còn tôi, có thể đo đếm sự nổi tiếng của Đà Nẵng tiếp tục gia tăng bằng chuyện những người bạn mới quen luôn đòi số điện thoại khi biết mình hộ khẩu Đà Nẵng. Mỗi mùa Hè, mỗi chuyến công tác, mỗi đợt họp hành, danh bạ điện thoại dày lên những con số mới, những người vì yêu mến Đà Nẵng mà muốn giữ liên lạc với mình.

Đà Nẵng nổi tiếng, và người làm cho Đà Nẵng đi lên là ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã trở thành người nổi tiếng trong giới lãnh đạo. Nói đến ông là người ta nghĩ đến hàng loạt giá trị mà Đà Nẵng đạt được trong thời kỳ ông làm lãnh đạo.

Tên tuổi của ông bây giờ thành một sự bảo chứng giá trị cho một tương lai tiếp tục phát triển. Bằng chứng là trong 5 năm qua, hàng chục tập đoàn, quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã “cắm sào” làm ăn, góp phần tạo ra những cú hích kinh tế mạnh mẽ cho thị trường này.

Dịp 30 tháng 4 vừa qua, một thương hiệu có tiếng của Đà Nẵng là Festival pháo hoa đã diễn ra tốt đẹp. Có hàng chục công trình ăn theo sự kiện này, ba tập đoàn địa ốc mở hàng bán căn hộ, biệt thự đất nền, có hoa hậu, có các ngôi sao giải trí hạng nhất đến tham dự. Nhưng chuyện làm ăn của một doanh nghiệp dừng ở mức đó. Một thành phố có những cách PR khác.

Cầu quay sông Hàn ở Đà Nẵng

Cầu quay sông Hàn ở Đà Nẵng

Ngày 30 tháng 4 năm nay, một nhà hàng cà phê xây nổi trên sông Hàn, ngay khúc con sông đi qua trung tâm thành phố chính thức khai trương. Nhà hàng Memory rất sang trọng, nhưng sang trọng thôi cũng không lạ, bởi vì quanh đoạn đường này có hàng chục nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao cấp.

Quan trọng ở chỗ chủ đầu tư của nhà hàng này là cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một MC nổi tiếng. Việt kiều về Hà Nội hay TP.HCM đầu tư không có gì lạ. Các ngôi sao chọn TP.HCM để kinh doanh là tuân theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Nhưng một Việt kiều nổi tiếng như cô Kỳ Duyên đến Đà Nẵng làm ăn, dù chỉ chút đỉnh là cái nhà hàng khoảng vài triệu đô la, vẫn là một sự kích thích về hình ảnh mới của thành phố.

“Đất lành chim đậu”, những người nổi tiếng đang đến đây sẽ làm yên tâm nhà đầu tư địa ốc nhỏ lẻ, và sau đó đất nền, biệt thự từ các dự án cũng bán vèo.

Từ sự xuất hiện của MC Kỳ Duyên vào cái buổi khai trương với tư cách bà chủ, nhà hàng này đông nườm nượp khách Hà Nội đến uống cà phê sáng và bàn bạc chuyện đầu tư đất ở Đà Nẵng, và có thể là chuyện dời cơ sở kinh doanh đến thành phố biển. Nghe đầy vô lý, nhưng lại rất có lý trong bối cảnh tâm lý làm ăn của người Việt ta vẫn còn theo phong trào.

Đến đây, tôi tin việc cô Kỳ Duyên đầu tư vào nhà hàng nổi trên sông Hàn không thể là lựa chọn tình cờ. Đây là vị trí đất mặt tiền về giải trí của thành phố, nó được dành cho ngôi sao này là sự tính toán về cách thức PR cho môi trường kinh doanh ở Đà Nẵng.

Thành phố nhỏ muốn vươn lên toàn diện rất cần thương hiệu. Đà Nẵng đã có thương hiệu về một ông lãnh đạo uy tín năng động và bộ máy hành chính thothông suốt, có những sản phẩm du lịch thuộc “hàng khủng” như lễ hội pháo hoa, có bờ biển đẹp nhất hành tinh.

Nhưng một cô MC Việt kiều như Kỳ Duyên cũng có thể góp phần PR cho thành phố hơn bất cứ một ca sĩ nổi tiếng khác trong nước. Nó như một hiệu ứng tốt và tác động qua lại giữa mối quan hệ thành phố và người nổi tiếng.

BÍCH HỒNG


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng tiến tới mục tiêu phát triển với bảo vệ môi trường


Những ai đã từng tới Đà Nẵng khó có thể quên những cảm nhận đầu tiên về một thành phố trẻ trung, năng động và xinh đẹp bên bờ Biển Đông. Cùng sự ưu đãi của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh làm mê lòng du khách, chính quyền và người dân nơi đây đang xây dựng cho mình một “thương hiệu” -  Thành phố môi trường.

nguyen ba thanh

Đà Nẵng đang tiến tới mục tiêu phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường

Nước thải không đổ ra biển

Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng nhấn mạnh: “Tháng 10-2008, TP Đà Nẵng phê duyệt đề án xây dựng “Thành phố môi trường”, nói đến môi trường ở đây cần hiểu theo một nghĩa rộng, không chỉ là vấn đề môi trường nước, không khí, khói… mà bao gồm tất cả các lĩnh vực như môi trường văn hóa, an ninh trật tự xã hội…”.

Đà Nẵng sẽ trở thành “Thành phố môi trường” khi đáp ứng đầy đủ 23 tiêu chí trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường không khí, môi trường nước, quản lý chất thải rắn, cây xanh. Để đáp ứng được yêu cầu này, Đà Nẵng đã và đang thực hiện chương trình “Thành phố 5 không, 3 có” – không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang ăn xin, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của và có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn minh đô thị.

Hiện tại 5 khu công nghiệp trên địa bàn thành phố đã được triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Thành phố mời một doanh nghiệp độc lập vào đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung và không cho phép các doanh nghiệp tự xử lý nước thải. Biện pháp này nhằm giải quyết tốt vấn đề xử lý nước thải và ngăn ngừa tình trạng các doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đối phó mà không vận hành. Nhờ đó, trên 80% nước thải tại các khu công nghiệp đã được thu gom và xử lý.

Ngoài ra, thành phố có 4 trạm thu gom và xử lý nước thải tại 4 quận, toàn bộ nước thải sinh hoạt của người dân được thu gom và xử lý. Đến nay, nước thải sinh hoạt chưa xử lý thải ra biển đã được khống chế, ô nhiễm môi trường giảm 70% so với trước khi thực hiện đề án.

Ông Nguyễn Điểu cho biết thêm, theo mục tiêu của đề án, đến năm 2015, 90% chất lượng nước thải sinh hoạt, chất thải rắn của các quận nội thành, nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý, 50% chất thải thu gom được tái chế, 50% người chết được mai táng bằng hỏa táng, 90% dân số nội thành và 70% dân số ngoại thành được sử dụng nước sạch… Với những mục tiêu trên thì đến nay chúng tôi gần như sắp hoàn thành. Như vậy đến năm 2015 thì 100% nước thải, rác thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế… được xử lý và sẽ rút ngắn được 5 năm so với đề án đề ra.

Đường phố không rác

Đi dạo trên những con đường ở TP Đà Nẵng, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi hầu hết các tuyến phố đều rất sạch sẽ, ít thấy túi rác, bao ni lông nằm ngổn ngang ở góc phố, hay vệ đường như hình ảnh quen thuộc vẫn gặp hàng ngày ở các thành phố lớn. 7h sáng – giờ cao điểm, nhưng những con phố không quá ồn ào, xe máy, ô tô đi đúng làn đường chứ không có cảnh chen lấn, leo lên vỉa hè.

Ông Nguyễn Điểu cho biết, người dân Đà Nẵng rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không có chuyện vứt rác bừa bãi, rác sinh hoạt sẽ được thu gom vào thùng và chở đi chứ không chất đống ở vỉa hè. Việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cũng đã được Đà Nẵng làm từ rất lâu. Việc bảo vệ môi trường là công việc chung không của riêng ai. Có thể các bạn đã thấy, sáng sớm hay chiều muộn, mưa hay nắng, trên bãi biển Mỹ Khê, có một ông già lặng lẽ đi nhặt từng cọng rác bỏ vào giỏ. Nếu không được giới thiệu thì ít ai biết rằng đó là ông Hồ Việt, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trong những năm 1989-1995.

Những việc làm nhỏ của mỗi người dân Đà Nẵng đang giúp thành phố ngày càng sạch đẹp hơn. Ngày càng có nhiều người chọn Đà Nẵng làm nơi sinh cơ lập nghiệp. Anh Vũ Việt Anh, quê ở TP Nam Định, đang làm việc tại một công ty công nghệ thông tin ở Hà Nội, sau chuyến công tác đã xin cơ quan vào làm thường trú tại Đà Nẵng. Việt Anh cho biết: “Hơn 1 tháng công tác ở đây tôi nhận thấy rằng, Đà Nẵng là thành phố trẻ, năng động, cơ hội cho mình phát triển sự nghiệp cũng vì thế mà rộng mở. Hơn nữa, môi trường ở thành phố rất tốt, không quá ồn ào, vội vã còn người dân Đà Nẵng thì rất thân thiện. Khi nào ổn định tôi sẽ đưa cả gia đình vào đây sinh sống”.

Hùng Anh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh chúc mừng Ban Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC


Sáng 19-7, tại Đà Nẵng, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Đà Nẵng. Tham dự lễ có Trung tướng Đặng Văn Hiếu-Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Nguyễn Bá Thanh-Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; đồng chí Trần Văn Minh-Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố…

nguyen ba thanh

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tặng hoa Ban Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC.

Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng do Đại tá Dương Cảnh Mai, Phó Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng giữ chức vụ Giám đốc Sở CSPCCC, với 3 Phó giám đốc cùng 200 cán bộ chiến sĩ với 4 phòng nghiệp vụ (Phòng Hành chính, Hướng dẫn phòng cháy, Hướng dẫn chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Hậu cần và trang bị kỹ thuật), 4 phòng CSPCCC quận, huyện (Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Hòa Vang). Trung tướng Đặng Văn Hiếu đã trao quyết định cho 4 đồng chí trong Ban Giám đốc Sở cảnh sát PCCC. Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh tặng hoa và chúc mừng Ban giám đốc. Được biết, Đà Nẵng là 1 trong 7 tỉnh, thành phố được Bộ Công an thí điểm thành lập Sở CSPCCC.

nguyen-ba-thanh

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh chúc mừng Ban Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC

Phương Trà


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hội nghị lần thứ XVI Ban công tác đặc biệt Việt-Lào


Ngày 18-7, tại Đà Nẵng, Ban công tác đặc biệt (BCTĐB) Chính phủ Việt Nam-Lào tiến hành Hội nghị kiểm điểm đánh giá các công việc đạt được. Dự Hội nghị có Trưởng Đoàn BCTĐB Chính phủ Việt Nam Trung tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Trưởng Đoàn BCTĐB Chính phủ Lào Trung tướng Chăn Xa Mỏn Chăn Nha Lạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

nguyen thanh cung

Trung tướng Nguyễn Thành Cung (phải) trao số tiền tượng trưng cho Trung tướng Chăn Xa Mỏn Chăn Nha Lạt.

Trong năm qua, dưới sự chỉ đạo của hai BCTĐB Chính phủ Việt Nam-Lào, hai bên đã phối hợp chặt chẽ, tích cực công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, đạt hiệu quả cao. Các đội quy tập khảo sát, thu thập tài liệu, thông tin và đã tiến hành kết luận được phần lớn tình hình liệt sĩ ở địa bàn cấp huyện (trên 60% số huyện đã tìm kiếm nhiều lần, không còn thông tin mộ liệt sĩ).

Các số liệu thống kê cho thấy, mùa khô 2010-2011, hai bên đã phối hợp tìm kiếm, cất bốc hồi hương được 482 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường Lào, trong đó có 49 hài cốt liệt sĩ xác định được tên, quê quán. Lễ tiễn đưa hồi hương hài cốt liệt sĩ Việt Nam được các địa phương hai bên tổ chức chu đáo, trang nghiêm, phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân hai nước.

Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay các số liệu do các Đội quy tập Việt Nam thống nhất với các cấp chính quyền địa phương Lào dự kiến còn khoảng 1.500 thông tin phần mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam. Số mộ còn lại tuy không nhiều, nhưng vì ở các địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, nhiều dữ liệu chưa đầy đủ phải tiến hành thu thập bổ sung.

Với trách nhiệm được giao, BCTĐB Chính phủ Việt Nam-Lào đã đề ra các biện pháp cụ thể để công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ mùa khô 2011-2012 và những năm tiếp theo đạt kết quả tốt hơn.

Trung tướng Chăn Xa Mỏn Chăn Nha Lạt, cho biết, Chính phủ và nhân Lào rất biết ơn sự hy sinh đóng góp to lớn của quân tình nguyện Việt Nam đối với cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân các bộ tộc Lào. Việc tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam là  trách nhiệm, nghĩa vụ  và tình cảm của quân đội, nhân dân Lào.

Để ghi nhận, tôn vinh sự hy sinh to lớn, sự kề vai sát cánh của quân tình nguyện Việt Nam và cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Lào, đồng thời giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ hai nước, đồng chí Chăn Xa Mỏn Chăn Nha Lạt nhất trí đề xuất của Trung tướng Nguyễn Thành Cung sẽ rà soát các công trình tưởng niệm hiện có và báo cáo Chính phủ hai nước về chủ trương xây dựng tượng đài, bia tưởng niệm về tình đoàn kết chiến đấu Việt-Lào ở Thủ đô Viêng Chăn và một số địa phương khác.

Nhân dịp này, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, BCTĐB Chính phủ Việt Nam trao số tiền 110.000 USD để hỗ trợ cho các hoạt động tìm kiếm, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong mùa khô 2011-2012 cho BCTĐB Chính phủ Lào và các địa phương.

Nguyên Châu


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)