Về những nhiệm vụ thời gian đến, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các ban, ngành, địa phương tập trung chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào ngày 22-5, chú ý vấn đề an ninh trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn trước, trong và sau ngày bầu cử; tập trung học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ thành phố và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; lưu ý các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn với lãi suất ưu đãi, kiểm soát giá tiêu dùng, thực hành tiết kiệm, quản lý thu chi ngân sách chặt chẽ…
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh chủ trì buổi giao ban thường kỳ khối Đảng, đoàn thể
Về những nhiệm vụ thời gian đến, đồng chí Nguyễn Bá Thanh đề nghị các ban, ngành, địa phương tập trung chuẩn bị tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào ngày 22-5, chú ý vấn đề an ninh trật tự, bảo đảm tuyệt đối an toàn trước, trong và sau ngày bầu cử; tập trung học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ thành phố và xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; lưu ý các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn với lãi suất ưu đãi, kiểm soát giá tiêu dùng, thực hành tiết kiệm, quản lý thu chi ngân sách chặt chẽ…
Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh gặp mặt lãnh đạo một số tỉnh miền Trung
Tin và ảnh: N.T
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh đối thoại với 1.400 cán bộ Mặt trận khu dân cư
Trước những vấn đề cần giải quyết trong sự nghiệp phát triển chung của thành phố nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố, đồng chí Nguyễn Bá Thanh tin tưởng và mong muốn rằng mỗi cấp Mặt trận, mỗi cán bộ Mặt trận tiếp tục phát huy hơn nữa phẩm chất và năng lực của người cán bộ làm công tác vận động nhân dân, phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tích cực góp phần xây dựng tổ chức Mặt trận vững mạnh, xứng đáng là Mặt trận đoàn kết tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị tin cậy của Đảng, là chỗ dựa vững chắc của chính quyền.
Đà Nẵng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên
Hôm nay 15/5, tại khu vực bờ biển Đà Nẵng, hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần đầu tiên ở Việt Nam đã được triển khai thử nghiệm. Trực tiếp chỉ đạo thực nghiệm có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát, lãnh đạo TP Đà Nẵng, Tập đoàn Viettel và sự tham dự của một số đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.
Dựa theo mô hình cảnh báo của Nhật Bản, Indonesia, hệ thống được xây dựng ban đầu này gồm 10 trạm cảnh báo sóng thần. Trong đó, 2 trạm đặt tại 2 đài trực canh Đồn biên phòng và Trung đoàn thông tin, 2 trạm cảnh báo tự động tại các Đài truyền thanh, 6 trạm bán tự động tại các xã, phường ven biển.
Hệ thống này kết nối với Hệ thống tiếp nhận thông tin – cảnh báo sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu, sau đó chuyển tải thông tin cảnh báo đến từng vùng, từng tỉnh, thành ven biển dựa trên các phương tiện truyền trực tiếp hoặc hạ tầng viễn thông rộng khắp của mạng di động Viettel.
Sau khi thử nghiệm và vận hành tại Đà Nẵng, hệ thống sẽ được nhân rộng tại các địa phương có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần trên cả nước
Trong buổi thử nghiệm, các lực lượng chức năng đã diễn tập vận hành hệ thống. Kịch bản là một trận động đất 8,8 độ richter diễn ra hồi 9h55 (giờ địa phương) ở ngoài khơi phía Tây quần đảo Philippines, có khả năng gây ra sóng thần lớn ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực bờ biển Đà Nẵng.
Trong vòng 10 phút sau khi động đất xảy ra, tiếp nhận thông tin cảnh báo sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu, hệ thống còi hụ, các phương tiện báo động, gây sự chú ý của người dân được vận hành.
Ngay sau đó, hệ thống phát thanh qua sóng, phát thanh trực tiếp bằng các loa công suất lớn phát đi bản tin đầu tiên với nội dung thông báo sự kiện động đất, vị trí, địa điểm và cảnh báo nguy cơ tác động, ảnh hưởng bởi sóng thần.
Đồng thời, tại các khu vực xảy ra nguy cơ sóng thần, các thuê bao điện thoại di động nhận được tin nhắn thông báo, cảnh báo.
Trong vòng 4-6 phút tiếp theo, sau khi được các chuyên gia tại Viện Vật lý địa cầu tính toán, bản tin số 2 được phát với nội dung đưa ra các thông tin về độ cao, tốc độ sóng thần, các khu vực có nguy cơ sóng thần ập vào. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc sơ tán, các biện pháp đối phó.
Sau khi sóng thần xảy ra, tác động vào bờ biển, bản tin số 3 được phát với nội dung thông báo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng chống, cứu hộ hoặc báo an, trở về khỏi nơi sơ tán tùy theo mức độ ảnh hưởng của sóng thần vào bờ.
Một số đơn vị quân đội đã trực tiếp tham gia diễn tập, tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức sơ tán, cứu hộ tại các điểm dân cư.
Khẩn trương hoàn thiện, trang bị hệ thống cảnh báo cho toàn quốc
Sau khi cùng các đại biểu thảo luận về các thao tác, kết quả buổi thử nghiệm hệ thống, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả ban đầu của hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, lắp đặt và vận hành.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị hữu quan tiếp tục hoàn thiện, khẩn trương trang bị hệ thống cần thiết này tại các vùng có nguy cơ cao chịu động đất, sóng thần trên phạm vi toàn quốc.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và các diễn biến ngày càng cực đoan của thiên tai. Chính phủ đặc biệt quan tâm và quán triệt tới các cấp, các ngành, tới từng người dân để đầu tư, lưu ý về công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần.
Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc triển khai hệ thống cảnh báo sóng thần tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng thiết bị, mạng lưới thông tin và đặc biệt là quy trình vận hành, thông báo thông tin, lồng ghép với các chương trình phòng chống thiên tai để đồng bộ hóa hệ thống.
Bên cạnh đó, cần phổ biến rộng rãi, nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác và kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn của người dân trước thảm họa sóng thần, động đất và thiên tai nói chung.
Theo dự kiến, cũng tại Đà Nẵng, đầu tháng 10 tới các cơ quan chức năng sẽ tổ chức diễn tập quy mô lớn về công tác phòng chống, cảnh báo, sơ tán dân trong trường hợp động đất, sóng thần tác động vào Đà Nẵng.
Tuy không nằm ở rìa các mảng địa chất nên ít bị tổn thương hơn nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp, do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất có độ lớn 6,7-6,8 độ richter, hàng chục trận động đất 5,1-5,5 độ richter.
Cho tới nay chưa có bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam trong lịch sử, tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận hoàn toàn có thể gây sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam.
Nguyên Linh
(Theo www.nguyenbathanh.com)
Đà Nẵng: Đầu tư 1.062 tỷ đồng xây cầu, đường Nguyễn Tri Phương nối dài
Ngày 14-5, UBND thành phố Đà Nẵng khởi công dự án cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài, bắt đầu từ nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) qua hai cầu bắc qua sông đến đường Trần Đại Nghĩa (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Công trình có tổng chiều dài toàn tuyến 6,83km, gồm 6 làn xe với tổng vốn đầu tư 1.062 tỷ đồng. Trong đó, cầu Nguyễn Tri Phương dài hơn 800m vượt sông Cẩm Lệ và cầu Khuê Đông dài gần 427m vượt sông Cái.
Đây là hợp phần thuộc dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng có tổng mức đầu tư hơn 218 triệu USD, trong đó vay của Ngân hàng Thế giới hơn 152 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam, triển khai từ năm 2008-2013.
Dự án cầu và đường Nguyễn Tri Phương nối dài do CDM International.Inc (Mỹ) tư vấn thiết kế, The Louis Berger Group.Inc (Mỹ) tư vấn giám sát, thi công trong vòng 24 tháng.
ĐNĐ
(Theo www.nguyenbathanh.com)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh khởi công đường hành lang ven biển phía Nam
Ngày 14/5, tại ấp An Ninh, xã Bình An, huyện Châu Thành (Kiên Giang), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị lãnh đạo Trung ương và địa phương chính thức phát lệnh khởi công đoạn đường tránh TP Rạch Giá và đường Minh Lương – Thứ Bảy thuộc tuyến đường hành lang ven biển phía Tây Nam.
DA có điểm đầu từ Bangkok (Thái Lan) qua Campuchia và kết thúc tại TP Cà Mau với tổng chiều dài 950km. Đoạn đi qua Việt Nam dài khoảng 217km, điểm đầu tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) và kết thúc tại tỉnh Cà Mau, bao gồm một phần của các QL80, 61 và 63. DA được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn một của DA đường hành lang ven biển phía Nam có tổng chiều dài xây dựng 108,8km, bao gồm xây dựng mới 81,6km và 18,2km cải tạo nâng cấp đường hiện hữu.
Trong đó có các cầu đặc biệt lớn là vượt sông Cái Lớn và Cái Bé với chiều dài 1.238m. Tổng mức đầu tư của DA là 398 triệu USD (tương đương 8.159 tỷ đồng) từ nguồn ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc; vốn ưu đãi của Ngân hàng phát triển châu Á; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia và đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Tuyến đường hành lang ven biển phía Tây nằm trong tổng thể tuyến hành lang Đông – Tây nối từ Cà Mau – Việt Nam, qua Campuchia tới Bangkok (Thái Lan). Tuyến đường, đặc biệt quan trọng cả về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng an ninh; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là trực tiếp thúc đẩy phát triển văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng các địa phương vùng ven biển đất nước, gồm hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau – hai tỉnh có diện tích lớn nhất của ĐBSCL. Đây là tuyến ven biển đầu tiên của đất nước phía Tây mà Nhà nước ta xây dựng nối liền các nước ASEAN.
Thủ tướng đã đánh giá cao và biểu dương chủ đầu tư – Bộ Giao thông vận tải mà trực tiếp là Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các đơn vị tư vấn, nhà thầu và hoan nghênh tỉnh Kiên Giang đã tích cực chuẩn bị nhiều năm, để chính thức khởi công dự án quan trọng này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, chủ đầu tư, tư vấn, thi công phải thực hiện nghiêm các hợp đồng đã ký; thực hiện nghiêm pháp luật về đầu tư và xây dựng, để dự án được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình, an toàn, hiệu quả; yêu cầu tỉnh Kiên Giang và các địa phương nằm trong toàn tuyến thực hiện thu hồi đất, đền bù tái định cư, giải phóng mặt bằng đảm bảo cho người dân về nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn.
Dự kiến thời gian hoàn thành 2 dự án là 3 năm, do 2 nhà thầu là Công ty KUKDONG (Hàn Quốc) và Liên danh 3 Công ty Xây dựng Hàn Quốc HANSAHIN – KUKDONG -KEANGNAM thực hiện
Xem video tại đây:
PV
(Theo www.nguyenbathanh.com)
Tham nhũng, Cựu Phó Thị trưởng Hàng Châu bị tuyên án tử hình
Ngày 12-5-2011, Toà án Nhân dân Thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã tuyên án tử hình nguyên Phó Thị trưởng TP Hàng Châu Hứa Mại Vĩnh do tội nhận hối lộ, tham ô, lạm dụng chức quyền.
Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 5/1995 – tháng 4/2009, Hứa Mại Vĩnh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình (như Phó Thị trưởng Tiêu Sơn, Khu trưởng Khu Tây Hồ, Hàng Châu, Phó Thị trưởng Hàng Châu) để thu lợi bất chính thông qua việc giành quyền sử dụng đất của các đơn vị và cá nhân liên quan; hưởng các chính sách ưu đãi về thuế; chuyển nhượng dự án, nhận thầu công trình; quyết toán sai lệch các khoản công trình, đề bạt cán bộ và sử dụng người thân, với số tiền nhận hối lộ và tham ô lên tổng cộng lên tới 145 triệu Nhân dân tệ; lợi dụng chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty hữu hạn thực nghiệp Kim Cảng Hàng Châu để chiếm đoạt tài sản nhà nước tổng cộng 53 triệu Nhân dân tệ.
Trong thời gian là Khu trưởng Khu Tây Hồ thành phố Hàng Châu, Hứa Mại Vĩnh còn lạm dụng chức quyền, chuyển nhượng đất sai mục đích nhằm hưởng lợi hơn 71 triệu NDT.
Ngoài bị tử hình, toàn bộ tài sản của Hứa Vĩnh Mại bị tịch thu. Trước đó, ngày 9/5, nguyên Thị trưởng TP Thâm Quyến Hứa Tông Hoành cũng bị tuyên án tử hình vì tham nhũng.
Nguyễn Chiến
Theo: http://nguyentandung.org/the-gioi/tham-nhung-cuu-pho-thi-truong-hang-chau-bi-tuyen-an-tu-hinh.html
(Theo www.nguyenbathanh.com)