Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chủ tịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Ông Lê Thanh Hải chúc mừng Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm


 

nguyen ba thanh
Tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: VIỆT DŨNG

Ngay sau khi bế mạc kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa VIII, trả lời phỏng vấn PV Báo SGGP, tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ: “Tôi thấy vinh dự vì được tin tưởng nhưng rất lo…”.

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: “Tôi thấy lo! Nói đây là lĩnh vực mới với tôi thì không đúng bởi trước đây tôi đã từng giữ vị trí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận nên những hoạt động của HĐND với tôi không mới. Tuy nhiên, ở vị trí hiện nay thì nhiệm vụ nặng hơn, lớn hơn và bao quát hơn nhiều, liên quan thiết thân đến hầu hết đời sống người dân TP. Tôi cũng băn khoăn không biết mình có gánh vác hết trọng trách quá lớn như vậy hay không khi Đảng và nhân dân đã rất tin tưởng giao phó. Dù lo nhưng tôi cũng cảm thấy rất vinh dự nên sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới”.

° PV: Đồng chí nhận định thế nào về hoạt động của HĐND TP nhiệm kỳ qua?

° Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi không dám nhận định gì bởi Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng đã có bài phát biểu đánh giá rất cao HĐND khóa VII. Đặc biệt, cá nhân đồng chí Phạm Phương Thảo cũng như các đại biểu HĐND khóa VII đã phát huy được dân chủ trong hoạt động của HĐND.

Bản thân đồng chí Phạm Phương Thảo và những đại biểu khóa VII đã xác định: “Lắng nghe người dân như hơi thở trong cuộc sống”. Chính những cảm nhận sâu sắc đó đã thúc đẩy chị Phương Thảo có những hoạt động đáp ứng được nguyện vọng của người dân nhiệm kỳ vừa qua. Theo tôi đó là bài học quý giá nhất. Lắng nghe dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của dân, những vấn đề bức xúc của nhân dân chính là những trăn trở cho công việc của mình.

° Kỳ vọng chung về HĐND TP khóa mới là phải đáp ứng yêu cầu tình hình mới, theo đồng chí phải làm thế nào?

° Tôi nghĩ một người cán bộ thì độc lập cũng mang tính tương đối bởi vẫn còn có tập thể, còn có HĐND và có cả những đồng chí đi trước. Đó là một quá trình phát triển, nối tiếp, kế thừa nhưng trong mỗi giai đoạn, mỗi vị trí đều phải có nhiệm vụ và phải thực hiện được nhiệm vụ đó. Tôi nghĩ không được ỷ lại, không được cầu toàn  nhưng cũng không được tự ti, đó là tố chất của người lãnh đạo. Biết học hỏi, biết kế thừa, cầu thị lắng nghe nhưng cũng phải biết bứt phá, biết quyết đoán để công việc của mình được hoàn thành.

Chủ tịch HĐND TP là một nhiệm vụ mới nhưng không có nghĩa là mình không có những kinh nghiệm, trải nghiệm trong thực tiễn bởi công tác Đảng hay công tác chính quyền đều cũng xuất phát từ mục tiêu là phục vụ cho nhân dân. Hơn nữa, là một ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thì dù làm ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi cán bộ phải có tầm bao quát, có kiến thức toàn diện để có thể tham gia quyết định những vấn đề lớn của TP. Đó là điều kiện thuận lợi để mình nhận những nhiệm vụ khác nhau và có thể hoàn thành được những nhiệm vụ đó.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: VIỆT DŨNG

° Còn trước mắt, như phân tích của Chủ tịch UBND TP tại kỳ họp, tình hình kinh tế – xã hội của TPHCM 6 tháng đầu năm dù tăng trưởng nhưng cũng còn nhiều khó khăn, bất ổn… Vậy, nhiệm vụ của HĐND TP khóa VIII trong 6 tháng cuối năm là gì?

° Nhiệm vụ trước mắt cũng như cả nhiệm kỳ đang đặt ra cho HĐND TP là khẩn trương cụ thể hóa Nghị quyết XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng bộ TP đồng thời phải có những nghị quyết của HĐND TP sát hợp với cuộc sống, kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp đột phá, khả thi giải quyết tốt những vấn đề bức xúc, đáp ứng yêu cầu phát triển của TP.

HĐND TP khóa VIII sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ, chăm lo cho người dân, hết mình vì sự phát triển của TP bằng sự tích cực, sâu sát, lắng nghe cử tri, giám sát ngày càng hiệu quả, có nhiều đề xuất mới để xây dựng chính quyền các cấp và phát huy quyền làm chủ của người dân ngày càng tốt hơn.

° Nếu có lời nhắn gửi với cử tri TP, đồng chí sẽ nói gì?

° Đồng bào cử tri TP đã tin tưởng vào HĐND TP khóa VII thì hãy tiếp tục tin tưởng vào HĐND TP khóa VIII với một nguồn lực cán bộ trẻ, có kinh nghiệm, biết lắng nghe, biết kế thừa và biết phát huy. Với một tinh thần làm việc hứa hẹn sẽ dân chủ, tập trung trí tuệ và đoàn kết, chúng tôi – những đại biểu HĐND TP khóa VIII – sẽ luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

HỒNG HIỆP – VÂN ANH


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt lo ngại tình hình Biển Đông


 

nguyen ba thanh

Ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt ngày 20/6 đã ra tuyên bố nói rằng những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc quan ngại trước những sự việc gần đây ở Biển Đông.

Ông nêu rõ: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Ông cho biết những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc bày tỏ mong muốn vấn đề được giải quyết thông qua đàm phán trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn khác để mang lại mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trong khu vực Đông Nam Á../

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào


Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

nguyen ba thanh
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch

Hôm nay 20/6, Tổng Bí thư, Chủ  tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta đã tới thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone và Phu nhân.

Tham gia Đoàn cấp cao có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam- Lào; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân và một số lãnh đạo Bộ, ngành…

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch.

Sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone.

Đồng chí Chummaly Sayasone nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, nhấn mạnh vinh dự Lào là nước đầu tiên được đón Tổng Bí thư ngay trong đầu nhiệm kỳ mới của hai Đảng và sau tổ chức bầu cử Quốc hội thành công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Đồng chí Chummaly Sayasone tin tưởng rằng kết quả chuyến thăm này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào phát triển sâu sắc và toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Lào đã dành cho cá nhân và đoàn cấp cao Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, hai Tổng Bí thư bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn và có hiệu quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển của mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai bên khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, coi đó là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ hai nước với thông lệ quốc tế.

Hai bên sẽ tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, các đoàn thể, địa phương. Tiếp tục giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam- Lào; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp 33 Uỷ ban Liên Chính phủ hai nước, khẳng định phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi Thoả thuận chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Hai bên cũng thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới; hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam- Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững, lâu dài.

Trong hội đàm cấp cao, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp hành động tại các tổ chức quốc tế, khu vực mà hai nước là thành viên, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách có hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhân dân các nước ven sông.

Hai bên khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm giữ gìn hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam ủng hộ và làm hết sức mình để Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM) vào năm 2012.

Để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 – 2012) và 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (1977- 2012), hai bên nhất trí lấy năm 2012 là năm “Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào”.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và phu nhân sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp. Đồng chí Chummaly Sayasone cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Đức Nguyễn

 

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả bầu cử


Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã họp phiên thứ 40 nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cho ý kiến vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Phiên họp thứ 40 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã có văn bản đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn. Về công tác tổ chức nhân sự, dự kiến chương trình bố trí khoảng 11 ngày để Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trên cơ sở nghiên cứu thông lệ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Về các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Quốc hội dành một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại Hội trường về nội dung này. Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại Hội trường một buổi về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009…

Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đa số Ủy viên Ủy ban nhất trí với nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Trước một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung cho công tác nhân sự và không dành khoảng thời gian 1,5 ngày cho thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu cho rằng, đây là kỳ họp quan trọng chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự nhưng không vì thế mà không đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, trong kỳ họp thứ nhất, Chính phủ cần có báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2011, có báo cáo thẩm tra để cho thấy sự tiếp nối của Quốc hội, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị cần có báo cáo về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, có thảo luận tổ, hội trường và có Nghị quyết về nội dung này…

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng, giao thoa giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội vì vậy các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Văn phòng Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Kỳ họp sẽ tập trung vào công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan nhà nước, xem xét các báo cáo và quyết định một số nội dung quan trọng như tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011 (có thảo luận tại tổ và hội trường); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009… và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Không đưa vào chương trình kỳ họp hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học cũng như Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức bầu cử, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ được tiến hành trong khoảng 13,5 ngày (trong đó 0,5 ngày họp trù bị). Phiên khai mạc được ấn định vào ngày 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8/2011. Công tác tổ chức, nhân sự được bố trí trong khoảng 11 ngày./.


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ


Chiều 17/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật bà Meira Kumar, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ đang ở thăm Việt Nam. 

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng Bà Meira Kumar sang thăm Việt Nam; chúc mừng Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội to lớn trong thời gian qua; tin tưởng Ấn Độ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, sớm trở thành một nước phát triển hiện đại và thịnh vượng, có vị trí, vai trò ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Thường trực Ban Bí thư tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ quý báu trong cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Thường trực Ban Bí thư bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng và được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng, gìn giữ và vun đắp đang ngày càng đơm hoa kết trái và trở thành tài sản vô giá của hai nước.

Ông bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp, mở rộng giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Quốc hội hai nước, tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính đảng ở Ấn Độ nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ chính trị giữa hai nước; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, thương mại… làm sâu sắc thêm nội hàm của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông khẳng định Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi tổ chức này được mở rộng và bày tỏ tin tưởng Ấn Độ sẽ đảm nhiệm tốt cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2011-2012.

Bà Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Meira Kumar bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam, được tận mắt chứng kiến những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng; tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã được Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng gìn giữ và vun đắp.

Bà Chủ tịch đánh giá cao vai trò quan trọng và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trong ASEAN cũng như trên trường quốc tế; tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bà Chủ tịch khẳng định Quốc hội và Chính phủ Ấn Độ sẽ làm hết sức mình để cùng Việt Nam đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-Việt Nam đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của nhân dân hai nước; nhấn mạnh hai bên cần quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ kinh tế, đồng thời coi trọng thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực văn hóa.

Bà Chủ tịch bày tỏ cảm ơn sâu sắc về việc Việt Nam ủng hộ Ấn Độ làm Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; khẳng định trong chính sách đối ngoại hướng Đông, Ấn Độ luôn coi trọng phát triển quan hệ với ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam./.

Nguồn: VNA

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Chủ tịch Raul Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương ĐCS Cuba


Tại La Habana, ngày 19-4, Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI đã bế mạc tại Cung Hội nghị ở thủ đô La Habana, với sự có mặt của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro và Chủ tịch Raul Castro. Đại hội thông báo Chủ tịch Raul Castro đã được bầu làm Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba và ông Jose Ramon Machado Ventura làm Bí thư Thứ hai.

Lãnh tụ Fidel Castro (phải) cầm tay người em trai, Bí thư thứ nhất Raul Castro giơ cao tại phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Cuba lần thứ VI tại La Habana ngày 19-4 (Ảnh: Reuters)

Đại hội cũng đã bầu 15 ủy viên Bộ Chính trị và 8 thành viên Ban Bí thư. Trước đó, ngày 18-4, 1.000 đại biểu tham dự Đại hội cũng đã bỏ phiếu bầu 115 ủy viên Trung ương Đảng khóa VI. Phát biểu tại phiên bế mạc, Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro khẳng định trên thực tế Đại hội Đảng lần thứ VI đã được tiến hành trong suốt 5 tháng gần đây kể từ khi toàn thể nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho Văn kiện “Dự thảo đường lối chính sách kinh tế và xã hội.”

Ông đánh giá cao sự tham gia và sự ủng hộ của toàn dân đối với Đại hội và nhấn mạnh việc thực hiện thành công Văn kiện “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội” trong tương lai sẽ đảm bảo tính kế thừa cho cuộc cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Bí thư Thứ nhất Raul Castro cam kết sẽ nỗ lực để hoàn thành trách nhiệm người đứng đầu Đảng Cộng sản Cuba, đưa đất nước thực hiện thành công tiến trình cập nhật hóa mô hình kinh tế, bảo vệ vững chắc chủ nghĩa xã hội.

Trong 4 ngày diễn ra Đại hội, các đại biểu cũng đã thảo luận Báo cáo Chính trị và Văn kiện “Dự thảo đường lối chính sách kinh tế và xã hội”. Đại hội đã thông qua 4 nghị quyết về tổ chức Hội nghị Đảng toàn quốc; Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng; Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng VI; và Hoàn thiện các tổ chức Hội đồng Nhân dân, Hệ thống bầu cử và Phân định bản đồ hành chính. Các đại biểu nhất trí tổ chức Hội nghị Đảng toàn quốc vào cuối tháng Giêng năm 2012.


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Chủ tịch UBND Đà Nẵng: Thưởng nóng 5 triệu đồng nếu bắt quả tang đinh tặc


Gần đây, người dân TP Đà Nẵng không khỏi bức xúc và khiếp sợ bỡi tình trạng đinh tặc hoành hành ngày một nhiều và phạm vi hoạt động rộng khắp thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh vừa chỉ đạo thưởng nóng 5 triệu đồng/vụ cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân bắt quả tang các đối tượng có hành vi rải đinh tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố.

Đinh tặc hoành hành trên cầu Sông Hàn -Ảnh: Đ. Vũ

Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng cũng yêu cầu Công an thành phố, UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, theo dõi và xử lý nghiêm các đối tượng rải đinh. Tình trạng đinh tặc hoàng hành đang gây nên tâm lý bất an và sợ hãi của người dân mỗi khi ra đường, đồng thời đe dọa không nhỏ đến tính mạng người đi đường.

Quyết định thưởng nóng nói trên được đưa ra sau khi trong thời gian qua, trên một số tuyến đường ở thành phố Đà Nẵng đã xuất hiện tình trạng đinh tặc, khiến người dân bất bình.

PV

(Theo www.nguyenbathanh.com)