Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị. Hiển thị tất cả bài đăng

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh chủ trì hội nghị Thành ủy lần thứ 5 (mở rộng)


Ngày 30-9, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố chủ trì Hội nghị Thành ủy lần thứ 5 (mở rộng), đánh giá tình hình thực hiện công tác quý III, 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

Theo báo cáo do Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Thọ trình bày tại hội nghị, về phát triển kinh tế, có 5 lĩnh vực đạt kết quả khá: Tổng lượng khách du lịch đến thành phố ước đạt 1,93 triệu lượt người (đạt 91,8% kế hoạch năm), doanh thu ước đạt 1.500 tỷ đồng (đạt 99,7%); tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước 28,5 nghìn tỷ đồng (đạt 82%); giá trị kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện hơn 1 tỷ USD (đạt 73,4%); tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 10.640 tỷ đồng (đạt 85% dự toán); tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 8.653 tỷ đồng (đạt 88% dự toán).

Tuy nhiên, có 3 lĩnh vực đạt kết quả thấp: Tổng sản phẩm xã hội (GDP) trên địa bàn 9 tháng ước tăng 13,1% so với cùng kỳ 2010; sản xuất công nghiệp tăng trưởng chậm, giá trị ước thực hiện 10.290 tỷ đồng (đạt 69,3%); sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 579,5 tỷ đồng (tăng 1,8% so cùng kỳ 2010). Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được tập trung thực hiện và tiếp tục có bước phát triển; giải quyết việc làm cho 26.394 lao động (đạt 79,98%). Tình hình vi phạm, tội phạm và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố được kiềm chế và giảm so với cùng kỳ.

Về lãnh đạo công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng đẩy mạnh công tác thông tin chính trị tư tưởng, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chỉ đạo bố trí, sắp xếp lại một số tổ chức cơ sở Đảng phù hợp với sự lãnh đạo của cáp ủy cấp trên trực tiếp; kết nạp 1.705 đảng viên mới; kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên; thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức Đảng và 73 đảng viên.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về một số nhiệm vụ trọng tâm quý 4, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành tập trung phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua nước rút thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011, triển khai cụ thể hóa và thực hiện các hướng đột phá về kinh tế-xã hội; duy trì và thực hiện tốt các chương trình an sinh, chủ trương an dân, trọng tâm là các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có”, giảm nghèo, nhà ở xã hội, ban hành và triển khai thực hiện Đề án giải quyết việc làm trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011-2015; tăng cường các biện pháp đấu tranh, phòng chống tội phạm (nhất là cướp giật, ma túy), tuyên truyền về việc chấp hành luật giao thông, triển khai việc đội mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng gắn với mở đợt cao điểm xử lý vi phạm; tăng cường công tác dân vận, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Về xây dựng chính quyền và cải cách hành chính, thành phố sẽ tiếp tục củng cố, kiện toàn gắn với tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy hành chính các cấp; hoàn thành khảo sát phân loại tổ dân phố, thôn; sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, quận, huyện và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tham mưu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính.

Các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo toàn diện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; thực hiện tốt việc bố trí, sắp xếp lại một số tổ chức cơ sở Đảng phù hợp với sự lãnh đạo của cấp ủy cấp trên trực tiếp; đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; lãnh đạo thực hiện tốt công tác đánh giá, phân loại, khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên năm 2011.

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh về triển khai cụ thể hóa 5 hướng đột phá; về những vấn đề bức xúc của thành phố cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2011 đồng thời tạo nền tảng cho việc thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2011-2015. Đồng chí cũng yêu cầu triển khai thực hiện tốt các giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống lụt bão…; chuẩn bị tốt các điều kiện để chăm lo đời sống nhân dân trong dịp Tết Âm lịch, kỷ niệm 15 năm thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Tin và ảnh: N.THÀNH(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị BCH TƯ Đảng khoá XI thành công


Sáng 10/ 7, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau một tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, có sự cải tiến, đổi mới trong cách thức tiến hành. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

nguyen ba thanh

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

Phát biểu bế mạc Hội nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn  Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các dự thảo văn kiện và các nội dung của Hội nghị. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Thông qua Chương trình làm việc toàn khóa với những “điểm nhấn”

Trung ương đã thảo luận sôi nổi và đi đến thống nhất đưa vào Chương trình toàn khoá 24 nhóm vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. So với dự thảo, Trung ương đã điều chỉnh tên, phạm vi nội dung, thời gian trình một số đề án và bổ sung vào Chương trình 3 vấn đề : Quy định việc thi hành Điều lệ Đảng; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã đề ra là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…; coi đây là “điểm nhấn” của nhiệm kỳ khoá XI. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tuỳ tình hình cụ thể, Bộ Chính trị sẽ xem xét, cân nhắc đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Đối với những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong văn kiện Đại hội XI và các Nghị quyết của các khoá trước vẫn còn giá trị, hiệu lực thì tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không ra quá nhiều nghị quyết…

Thông qua Quy chế làm việc của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện và đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI; coi đây là văn bản quan trọng nhất cụ thể hoá Điều lệ Đảng, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trách nhiệm và quyền hạn của mình về những vấn đề lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định và giao nhiều trọng trách cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ và có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan này nhưng vẫn bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, hiệu quả của Trung ương.

nguyen ba thanh

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

So với khoá X, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; về việc chuẩn bị và tiến hành hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội…

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Thực hiện tốt các Quy chế này sẽ góp phần phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; bảo đảm chế độ tập thể lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường sức mạnh tập thể, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương, trên cương vị và trách nhiệm công tác của mình, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các cơ quan, cần gương mẫu nghiêm túc thực hiện.

Sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng

Về triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992,  Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành; đồng thời nhấn mạnh:

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số văn bản luật có liên quan; căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng. Có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc.

Thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ của Đại hội XI

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí rất cao. Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để làm tiếp các bước sau.

Tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết của Đảng

Tại Hội nghị,  Ban Chấp hành Trung ương cũng đã dành thời gian xem xét, đánh giá tình hình đất nước và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2011. Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã phấn đấu khắc phục nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện ở trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được những kết quả tích cực bước đầu trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tỉ giá và thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực; đầu tư phát triển của toàn xã hội tiếp tục được duy trì; thu ngân sách tăng khá; an sinh xã hội, tạo việc làm được chú trọng… Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan kịp thời có những quyết sách phù hợp trước những diễn biến phức tạp gần đây, giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển; tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Tuy nhiên, tình hình 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động, ảnh hưởng của những tồn tại, hạn chế nội tại của nền kinh tế và diễn biến phức tạp, khó lường từ bên ngoài. Lạm phát, mặt bằng lãi suất đang ở mức cao; nhập siêu còn lớn; khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang bị ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tài khoá, tiền tệ; an sinh xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn; còn tiềm ẩn những yếu tố tác động đến ổn định chính trị – xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm 2011 và một số năm tiếp theo; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; giữ vững độc lập chủ quyền và tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Khẳng định Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thành công tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: Nhiệm vụ tiếp theo là phải tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị lần này cùng với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, từng bước đạt kết quả thiết thực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với tập thể cấp uỷ lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra. (Xin xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10/7)…

Trọng Hậu

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Việt Nam tham dự Hội nghị thành viên Công ước Luật Biển


 

nguyen ba thanh

Đại sứ Lê Lương Minh phát biểu trong một cuộc họp tại Liên Hợp Quốc.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, diễn ra từ ngày 13-17/6 tại New York, Hoa Kỳ.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia thành viên Công ước, các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh dẫn đầu.

Bên cạnh việc đánh giá hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Công ước gồm Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Cơ quan Quyền lực quốc tế đáy đại dương, hội nghị năm nay tập trung thảo luận các biện pháp cải tiến hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa nhằm đẩy nhanh tiến trình xem xét báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa kéo dài, tiến hành bầu 7 thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển và kiểm điểm việc triển khai Công ước.

Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật Biển 1982, cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, nhấn mạnh mọi hoạt động trên biển phải được tiến hành phù hợp với Công ước, tôn trọng đầy đủ quyền quốc gia ven biển được hưởng trên các vùng biển được xác định theo Công ước.

Đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)