Hiển thị các bài đăng có nhãn Đối ngoại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đối ngoại. Hiển thị tất cả bài đăng

Hội thảo “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và Đức”


Hai Viện khoa học của Việt Nam và Đức vừa tổ chức hội thảo nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình cải cách chính quyền địa phương.

nguyen ba thanh
Toàn cảnh hội thảo

Trong hai ngày 7-8/7/2011, tại Đà Nẵng, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và CHLB Đức”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với các yêu cầu liên quan đến cải cách chính quyền, sẽ là phương diện pháp lý để có những kiến nghị sửa đổi ở tầm hiến pháp liên quan đến cải cách chính quyền địa phương. Trong đó có nhiều vấn đề đặt ra  mà hiện nay Việt Nam rất quan tâm như phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ; sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương; nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực có được áp dụng ở địa phương hay không…

Ông Stefan Urban, Giám đốc dự án của Viện KAS khẳng định, với kinh nghiệm về các vấn đề dân chủ hóa, nhà nước pháp quyền …, Viện KAS sẽ hỗ trợ Viện Nhà nước và Pháp luật cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách chính quyền để giúp Việt Nam  góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức.

Hội thảo đã được nghe các nhà khoa học, các nhà quản lý Việt Nam và CHLB Đức báo cáo kinh nghiệm cải cách chính quyền địa phương tại CHLB Đức; về tổng quan thực tiễn cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam trong những năm đổi mới, xu hướng và những vấn đề đặt ra trong cải cách chính quyền địa phương…

Đồng thời, các đại biểu cũng tham luận các vấn đề thực tiễn tại các địa phương được đánh giá có sự đột phá trong cải cách chính quyền như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hội thảo “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và Đức”


Hai Viện khoa học của Việt Nam và Đức vừa tổ chức hội thảo nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình cải cách chính quyền địa phương.

nguyen ba thanh
Toàn cảnh hội thảo

Trong hai ngày 7-8/7/2011, tại Đà Nẵng, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và CHLB Đức”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với các yêu cầu liên quan đến cải cách chính quyền, sẽ là phương diện pháp lý để có những kiến nghị sửa đổi ở tầm hiến pháp liên quan đến cải cách chính quyền địa phương. Trong đó có nhiều vấn đề đặt ra  mà hiện nay Việt Nam rất quan tâm như phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ; sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương; nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực có được áp dụng ở địa phương hay không…

Ông Stefan Urban, Giám đốc dự án của Viện KAS khẳng định, với kinh nghiệm về các vấn đề dân chủ hóa, nhà nước pháp quyền …, Viện KAS sẽ hỗ trợ Viện Nhà nước và Pháp luật cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách chính quyền để giúp Việt Nam  góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức.

Hội thảo đã được nghe các nhà khoa học, các nhà quản lý Việt Nam và CHLB Đức báo cáo kinh nghiệm cải cách chính quyền địa phương tại CHLB Đức; về tổng quan thực tiễn cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam trong những năm đổi mới, xu hướng và những vấn đề đặt ra trong cải cách chính quyền địa phương…

Đồng thời, các đại biểu cũng tham luận các vấn đề thực tiễn tại các địa phương được đánh giá có sự đột phá trong cải cách chính quyền như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tiếp Bộ trưởng Tài chính Lào


Những hỗ trợ quý báu của Việt Nam về hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực đã giúp hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào phát triển nhanh và bền vững.

nguyen sinh hung

Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng

Chiều 26/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân hai nước ngày càng phát triển và coi đó là tài sản vô giá để Việt Nam – Lào hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ và các cấp, các ngành của Việt Nam sẽ luôn làm hết sức mình để thúc đẩy phát triển quan hệ Việt – Lào và cho rằng trong 10 năm qua, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thuế quan đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Việc ký kết Thoả thuận về Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2011-2020 đã tạo điều kiện để hợp tác giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính hai nước cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ then chốt trong việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng. Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian tới, cần rà soát, xác định nhu cầu nhân lực của xã hội để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo.

Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy cảm ơn sự giúp đỡ chân tình và quý báu của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý. Thời gian qua, nhiều quy định đã thực sự phát huy tác dụng, tạo cơ chế để hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào phát triển nhanh và bền vững.

Bộ trưởng Tài Chính Lào cũng cho biết, Lào luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hợp tác.

Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Tài chính Lào khẳng định, với sự hợp tác và giúp đỡ của Việt Nam trong việc xây dựng Học viện Kinh tế – Tài chính Duong Kham Xang, nguồn nhân lực của Lào sẽ dần ổn định và có chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Bộ trưởng Somdy Douangdy cũng cho biết, cuối tháng 6 này, cán bộ, công chức Bộ Tài chính hai nước sẽ có cuộc giao lưu hữu nghị. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa để trao đổi kinh nghiệm và tạo mối gắn kết giữa hai Bộ.

Theo PV.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào


 

nguyen ba thanh
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 21/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Lào ở thủ đô Vientiane. Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào. Cùng tham dự có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone và phu nhân, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Lào.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm và tham dự kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu, chuyến thăm mang đến những tình cảm đoàn kết, hữu nghị, thủy chung, trong sáng của người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết. Diễn ra trong bối cảnh hai Đảng, hai nước vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp nên chuyến thăm không chỉ là sự động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân các dân tộc Lào, mà còn tiếp thêm sức sống mới, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam tiếp tục phát triển lên một bước mới, góp phần vì sự nghiệp xây dựng, phát triển ở mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu nêu rõ là người bạn gần gũi và thân thiết, nhân dân các dân tộc Lào anh em luôn dõi theo và vui mừng nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Lào luôn gắn liền với sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Việt Nam anh em.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn ủng hộ, giúp đỡ Quốc hội Lào nâng cao năng lực hoạt động, đồng thời cho biết hai bên luôn tăng cường phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu thông báo một số nét về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII của Lào, những nội dung chính và ý nghĩa quan trọng của kỳ họp lần thứ nhất này đối với đời sống chính trị-xã hội của đất nước.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội và tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân Lào, nhất định Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII của Lào sẽ được thực hiện thắng lợi; công cuộc đổi mới của Lào sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa; vị thế của Lào ở khu vực và trên thế giới sẽ không ngừng được nâng cao; nhân dân Lào sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng đất nước Lào vững mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào làm hết sức mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, truyền mãi cho các thế hệ mai sau, coi đây là nguyên tắc chiến lược, quy luật phát triển và nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. (Xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đã đi thăm gia đình các lãnh đạo lão thành của Lào: gia đình nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Khamtai Siphandon, gia đình cố Chủ tịch Cayson Phomvihan, gia đình cố Chủ tịch Nouhak Phoumsavan.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cũng đã đến dâng hoa, thắp hương, thăm và ghi lưu bút tại Nhà lưu niệm cố Chủ tịch Souphanouvong ở thủ đô Vientiane.

Trong dòng lưu bút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viết: “Trở lại thăm đất nước Lào tươi đẹp trên cương vị Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rất xúc động thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Souphanouvong. Qua những hình ảnh và hiện vật, chúng tôi càng hiểu thêm về Chủ tịch Souphanouvong – một nhà trí thức yêu nước, người con ưu tú, người chiến sỹ cách mạng trung kiên, nhà lãnh đạo uy tín suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cho độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào; người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, người đã góp phần to lớn xây đắp nền móng vững chắc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng Việt-Lào. Tưởng nhớ đến Người, chúng tôi nguyện làm hết sức mình để quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, thơm ngát hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Chủ tịch Souphanouvong sống mãi trong tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào”./.

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào


Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

nguyen ba thanh
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch

Hôm nay 20/6, Tổng Bí thư, Chủ  tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta đã tới thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone và Phu nhân.

Tham gia Đoàn cấp cao có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam- Lào; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân và một số lãnh đạo Bộ, ngành…

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch.

Sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone.

Đồng chí Chummaly Sayasone nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, nhấn mạnh vinh dự Lào là nước đầu tiên được đón Tổng Bí thư ngay trong đầu nhiệm kỳ mới của hai Đảng và sau tổ chức bầu cử Quốc hội thành công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Đồng chí Chummaly Sayasone tin tưởng rằng kết quả chuyến thăm này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào phát triển sâu sắc và toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Lào đã dành cho cá nhân và đoàn cấp cao Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, hai Tổng Bí thư bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn và có hiệu quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển của mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai bên khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, coi đó là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ hai nước với thông lệ quốc tế.

Hai bên sẽ tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, các đoàn thể, địa phương. Tiếp tục giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam- Lào; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp 33 Uỷ ban Liên Chính phủ hai nước, khẳng định phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi Thoả thuận chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Hai bên cũng thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới; hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam- Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững, lâu dài.

Trong hội đàm cấp cao, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp hành động tại các tổ chức quốc tế, khu vực mà hai nước là thành viên, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách có hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhân dân các nước ven sông.

Hai bên khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm giữ gìn hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam ủng hộ và làm hết sức mình để Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM) vào năm 2012.

Để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 – 2012) và 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (1977- 2012), hai bên nhất trí lấy năm 2012 là năm “Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào”.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và phu nhân sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp. Đồng chí Chummaly Sayasone cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Đức Nguyễn

 

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Việt Nam tham dự Hội nghị thành viên Công ước Luật Biển


 

nguyen ba thanh

Đại sứ Lê Lương Minh phát biểu trong một cuộc họp tại Liên Hợp Quốc.

Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, diễn ra từ ngày 13-17/6 tại New York, Hoa Kỳ.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia thành viên Công ước, các nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh dẫn đầu.

Bên cạnh việc đánh giá hoạt động của các cơ quan được thành lập theo Công ước gồm Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, Cơ quan Quyền lực quốc tế đáy đại dương, hội nghị năm nay tập trung thảo luận các biện pháp cải tiến hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa nhằm đẩy nhanh tiến trình xem xét báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa kéo dài, tiến hành bầu 7 thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển và kiểm điểm việc triển khai Công ước.

Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại ý nghĩa và tầm quan trọng của Công ước Luật Biển 1982, cơ sở pháp lý quốc tế toàn diện và bao quát nhất điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, nhấn mạnh mọi hoạt động trên biển phải được tiến hành phù hợp với Công ước, tôn trọng đầy đủ quyền quốc gia ven biển được hưởng trên các vùng biển được xác định theo Công ước.

Đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.

Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định lại quyết tâm và lập trường của Việt Nam thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.

Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Trương Tấn Sang: Việt Nam sẵn sàng tham gia tái thiết Nhật Bản


Ngày 1/6, ông Trương Tấn Sang – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng khẳng định “Việt Nam sẵn sàng tham gia vào quá trình tái thiết Nhật Bản,” sẵn sàng “cung cấp nhân lực, vật liệu xây dựng và hàng hóa cần thiết phục vụ công tác tái thiết.”

Ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh như vậy trong cuộc gặp với các lãnh đạo lưỡng viện trong Quốc hội, Nhật Bản hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và gặp nguyên Thủ tướng Shinzo Abe cùng nhiều nghị sỹ khác.Tại các cuộc gặp, ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ tình đoàn kết, sự chia sẻ và cảm thông về những tổn thất do thảm họa động đất-sóng thần gây ra đối với Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ làm hết sức mình để hỗ trợ Nhật Bản vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Ông Trương Tấn Sang hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Takahiro Yokomichi. (Ảnh: Hồng Hà)

Về sự phát triển quan hệ hai nước trong 40 năm qua, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao quan hệ với Nhật Bản và chủ trương thúc đẩy phát triển toàn diện quan hệ “đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn đã thỏa thuận trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10/2010 của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan và xem xét hợp tác trong các dự án mới.

Ông Trương Tấn Sang cũng bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã ưu tiên và liên tục dành mức viện trợ phát triển chính thức (ODA) cao cho Việt Nam, vì điều này không chỉ thể hiện thiện chí hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam mà còn là cam kết chính trị của Nhật Bản cho sự nghiệp phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn quan tâm phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA và đề nghị phía Nhật Bản tiếp tục quan tâm, ủng hộ việc duy trì nguồn vốn này ở mức cao cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Trương Tấn Sang cũng đề nghị tăng cường hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, đồng thời đề nghị lấy năm 2013 – năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước – làm “Năm Hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản.”

Về phần mình, lãnh đạo hai viện Quốc hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý giá và chân tình đối với Nhật Bản trong thảm họa động đất-sóng thần hôm 11/3. Phía Nhật Bản đã giải thích về tình hình sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và cam kết sẽ công khai tất cả thông tin liên quan đến sự cố.

Về quan hệ hai nước, Chủ tịch Hạ viện Takahiro Yokomichi bày tỏ vui mừng vì sự phát triển trong quan hệ Nhật Bản-Việt Nam, đặc biệt kể từ sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Kan tháng 10/2010.

Ông Yokomichi cho biết sẽ nỗ lực củng cố hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Thượng viện Takeo Nishioka đề nghị quốc hội hai nước tăng cường hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Cùng chung quan điểm với lãnh đạo hai viện Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeaki Matsumoto cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Ông chúc mừng thành công của Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam và cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ, nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa ngày 11/3.  Trong khi đó, thay mặt Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Chủ tịch JBIC Hiroshi Watanabe bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới.

Trước đó, ông Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và đại diện của cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước này. Ông khẳng định quan hệ Việt-Nhật đang ở giai đoạn tốt đẹp hơn bao giờ hết và bây giờ là lúc hiện thực hóa, sâu sắc hóa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước./.

Vietnam+

 


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Hội thảo “Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường”


Ngày 24-5, tại khách sạn Furama Resort, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo định hướng dự án “Biến đổi khí hậu và môi trường đô thị”, nằm trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường. Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến đã đến dự và ký kết thỏa thuận hợp tác.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và ông Erik Schweikhardt, Cố vấn trưởng Văn phòng dự án của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức tại Đà Nẵng ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Thành Lân
Dự án Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua GIZ được ký kết từ tháng 6-2010 và bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 10-2010. Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ thành phố từng bước triển khai thực hiện chương trình toàn diện về môi trường một cách bền vững và có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban, ngành. Thời gian thực hiện dự án 3 năm.  Đây là dự án nằm trong các thỏa thuận đã đạt được giữa Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức về hợp tác phát triển hỗ trợ kỹ thuật cho Đà Nẵng xây dựng chiến lược môi trường đến năm 2020 và phát triển hệ thống vận tải công cộng. Dự án gồm 2 cấu phần: Phát triển môi trường đô thị và Giao thông công cộng. Tuy nhiên, cho đến nay, do sự thay đổi cấu phần về giao thông nên dự án cần thiết phải được xây dựng lại với một chiến lược mới phù hợp hơn.
Tại hội thảo, UBND thành phố và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức đã ký kết thỏa thuận hợp tác và thống nhất lộ trình tổng thể cho việc thực hiện dự án, bao gồm các hoạt động chính của dự án, các kết quả dự kiến đạt được, cũng như trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia dự án, nhằm triển khai thực hiện dự án đạt hiệu quả cao và theo đúng kế hoạch.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến đánh giá cao sự hỗ trợ của GIZ trong thời gian qua, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của GIZ trong việc thực hiện các cấu phần của dự án, xác định các nội dung chính cần thực hiện, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Đà Nẵng phấn đấu là “Thành phố thân thiện môi trường”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến cũng đề nghị GIZ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực của địa phương, cũng như năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ thành phố trong 2 lĩnh vực giao thông và môi trường, góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế bền vững gắn với môi trường. GIZ và các ban, ngành liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch, xem xét việc thực hiện một nghiên cứu quy hoạch chiến lược tổng thể về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, cụ thể là các vấn đề về quy hoạch và môi trường đô thị.
Thành Lân

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ


Chiều 17/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật bà Meira Kumar, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ đang ở thăm Việt Nam. 

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang nhiệt liệt chào mừng Bà Meira Kumar sang thăm Việt Nam; chúc mừng Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội to lớn trong thời gian qua; tin tưởng Ấn Độ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa, sớm trở thành một nước phát triển hiện đại và thịnh vượng, có vị trí, vai trò ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Thường trực Ban Bí thư tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ

Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ quý báu trong cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Thường trực Ban Bí thư bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng và được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng, gìn giữ và vun đắp đang ngày càng đơm hoa kết trái và trở thành tài sản vô giá của hai nước.

Ông bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn ở các cấp, mở rộng giao lưu giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Quốc hội hai nước, tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính đảng ở Ấn Độ nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ chính trị giữa hai nước; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế, thương mại… làm sâu sắc thêm nội hàm của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông khẳng định Việt Nam ủng hộ Ấn Độ trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi tổ chức này được mở rộng và bày tỏ tin tưởng Ấn Độ sẽ đảm nhiệm tốt cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2011-2012.

Bà Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Meira Kumar bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam, được tận mắt chứng kiến những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng; tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã được Cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng và được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước trân trọng gìn giữ và vun đắp.

Bà Chủ tịch đánh giá cao vai trò quan trọng và vị thế ngày càng cao của Việt Nam trong ASEAN cũng như trên trường quốc tế; tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục giành được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bà Chủ tịch khẳng định Quốc hội và Chính phủ Ấn Độ sẽ làm hết sức mình để cùng Việt Nam đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ-Việt Nam đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực vì lợi ích của nhân dân hai nước; nhấn mạnh hai bên cần quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ kinh tế, đồng thời coi trọng thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực văn hóa.

Bà Chủ tịch bày tỏ cảm ơn sâu sắc về việc Việt Nam ủng hộ Ấn Độ làm Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; khẳng định trong chính sách đối ngoại hướng Đông, Ấn Độ luôn coi trọng phát triển quan hệ với ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam./.

Nguồn: VNA

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Toàn quyền Australia thăm và làm việc tại Đà Nẵng


Chiều ngày 10-5, Toàn quyền Australia, Quentin Bryce cùng Phu quân và Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phu nhân. Đón tiếp đoàn tại sân bay Đà Nẵng có Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của thành phố Đà Nẵng.

Chiều cùng ngày, bà Quentin Bryce cùng Đoàn công tác đã tham dự khai mạc “Hội nghị quốc tế về phòng chống đuối nước” do Hiệp hội Cứu nạn Hoàng gia Úc, tổ chức Liên minh vì an toàn của trẻ em (TASC – Hoa Kỳ), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và Sở Ngoại vụ Đà Nẵng phối hợp tổ chức tại khách sạn Furama (Đà Nẵng).

Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết đón toàn quyền Úc Quentin Bryee tại sân bay Đà Nẵng
Hơn 400 đại biểu là các nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực nghiên cứu đuối nước, phòng chống, cứu nạn, cứu người… đến từ 50 quốc gia đã tham gia hội nghị. Các tham luận tại hội nghị tập trung nêu ra các nguyên nhân, hệ quả của đuối nước ở trẻ em, tập trung thảo luận để tìm ra những biện pháp phòng tránh đạt hiệu quả cao nhất. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nạn đuối nước là 1 trong 4 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em nhiều quốc gia, nhất là tại các nước thu nhập thấp và trung bình ở châu Á (ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 trẻ bị tử vong do nạn đuối nước).

Nguyên nhân chính, theo tiến sĩ Steve Beerman, Chủ tịch Hội cứu trợ quốc tế (ILS) là do các em chưa được trang bị về những kỹ năng cơ bản của việc phòng tránh đuối nước.

Ngoài những trang bị cần thiết như áo phao thì việc dạy những kỹ năng bơi cơ bản cho trẻ là biện pháp hiệu quả lại ít tốn kém nhất nhằm giảm thiểu tử vong do đuối nước gây ra.

Các đại biểu thống nhất cao với quan điểm: Việc giúp đỡ cho các gia đình trang bị kiến thức, phương tiện để giám sát an toàn cho trẻ em, tạo những khu vực an toàn cho cộng đồng nơi mà những bà mẹ có thể để con vui chơi trong lúc bận rộn là những cách đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả cao nhằm giảm thiểu nạn đuối nước ở trẻ. 

Cũng trong chiều nay, bà Quentin Bryce và đoàn cũng đã đến thăm viện Anh ngữ (ELI)  – dự án hợp tác của Đại học Đà Nẵng với Đại học Queenland Úc).

Tin và ảnh: Đắc Mạnh

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Liên minh Châu Âu hỗ trợ Đà Nẵng phát triển du lịch bền vững


Ngày 9/5, đoàn tư vấn của Liên minh châu Âu (EU) do ông Jan B. Bjarnason dẫn đầu đã có chuyến công tác nhằm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu phát triển du lịch của Đà Nẵng, một trong những địa phương được hưởng lợi của chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) do EU tài trợ.

Liên minh Châu Âu hỗ trợ Đà Nẵng phát triển du lịch bền vững

Ông Jan B. Bjarnason cho biết ESRT là chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch quan trọng của EU dành cho một số tỉnh thành và địa phương có tiềm năng du lịch của Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Nội dung chương trình gồm 03 hợp phần: hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân; giáo dục và đào tạo nghề trong ngành du lịch. Chương trình có tổng kinh phí hỗ trợ là 11 triệu Euro,dự kiến được triển khai thực hiện trong vòng 05 năm.

 

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP. Phùng Tấn Viết đánh giá cao chuyến công tác của đoàn, đống thời nhấn mạnh chương trình hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của thành phố mà trong đó du lịch là lĩnh vực ưu tiên phát triển. Trên cơ sở khung nội dung hoạt động của chương trình do phía đoàn tư vấn trình bày, phía thành phố đã đề nghị được chương trình hỗ trợ với các nội dung cụ thể gồm nâng cao năng lực cho cán bộ ngành du lịch thành phố; quy hoạch nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng; hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, đặc biệt nghề thủ công mỹ nghệ; và đề án phát triển tàu du lịch trên sông Hàn.

Quỳnh Đan


(Theo www.nguyenbathanh.com)