GS Đại học Hải quân Mỹ: Trung Quốc vi phạm căn bản luật quốc tế


 

nguyen ba thanh
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ)

Sáng 21/6, cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ tiếp tục diễn ra với các phiên thảo luận đánh giá tính hiệu quả của các cơ chế an ninh trên biển hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.

Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”

Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.

Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.

Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”

Chung quan điểm này, tiến sỹ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.

Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.

Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế./.

Đỗ Thúy


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt lo ngại tình hình Biển Đông


 

nguyen ba thanh

Ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Liên quan đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, ông Len Aldis, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh-Việt ngày 20/6 đã ra tuyên bố nói rằng những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc quan ngại trước những sự việc gần đây ở Biển Đông.

Ông nêu rõ: “Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).”

Ông cho biết những người bạn của Việt Nam và Trung Quốc bày tỏ mong muốn vấn đề được giải quyết thông qua đàm phán trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn khác để mang lại mối quan hệ hòa bình và hữu nghị trong khu vực Đông Nam Á../

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

ông Trương Tấn Sang dự Lễ tôn vinh tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí năm 2010


 

Nguyen ba thanh
Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trao hai giải A cho tác giả Nguyễn Đăng Lâm – TTXVN (ngoài cùng bên trái) và nhóm tác giả Báo Lao Động. (Ảnh: Minh Đức)

Đúng ngày kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, tối 21/6, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô (Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã tổ chức trọng thể Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ V cho 128 tác phẩm đoạt giải ở 8 thể loại giải.

Một trong 2 tác phẩm đoạt giải A là của tác giả Nguyễn Đăng Lâm – Phóng viên TTXVN tại Quảng Ngãi với chủ đề “Lý Sơn – Bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa.” Đây là tác phẩm viết về đề tài biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Bằng những tư liệu phong phú, được cung cấp từ những nhà nghiên cứu lịch sử, từ những người dân ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi – những con người bình thường nhưng giàu lòng yêu nước, coi trọng chủ quyền biển đảo quê hương; rất có ý thức về việc giữ gìn báu vật của cha ông từ bao đời để lại. Từ hàng trăm năm qua, các tộc họ trên đảo luôn gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền từ đời này sang đời khác những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, được coi là Bảo tàng sống về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngoài giải A về thể loại Giải tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép của Nguyễn Đăng Lâm, Liên chi hội nhà báo TTXVN còn có 3 giải C cho các tác giả và nhóm tác giả đoạt Giải xã luận, bình luận, chuyên luận; Giải Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí. TTXVN cũng đoạt 1 giải B, 1 giải C và 3 giải khuyến khích ở thể loại Giải Ảnh báo chí.

Giải Báo chí Quốc gia năm 2010 có số lượng tác phẩm dự giải cao nhất từ trước đến nay, 1.321 tác phẩm tham dự 8 loại giải (tăng 30% so với năm 2009). So với 4 mùa giải trước, đây cũng là năm có số lượng đơn vị báo chí tham dự Giải nhiều nhất (125 đơn vị); số lượng tác phẩm ảnh báo chí cao nhất, có 27 cá nhân gửi tác phẩm dự thi không qua tuyển chọn của cơ sở (theo cơ chế mới) và số tác phẩm của cộng tác viên dự thi nhiều nhất (244 tác phẩm).

Theo đánh giá của Hội đồng Giải báo chí Quốc gia: mặt bằng chất lượng các tác phẩm dự Giải năm 2010 đồng đều hơn các năm trước. Tác phẩm có chất lượng cao vẫn tập trung ở khối báo chí Trung ương và các thành phố lớn. Đồng thời, xuất hiện nhiều đơn vị địa phương dự Giải với nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội như các Đài Phát thanh Hà Tĩnh, Ninh Bình, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vính Long; Đài Truyền hình Nghệ An, Bến Tre, Lâm Đồng, Hà Nội; các tác phẩm báo in của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ở một số loại giải, chất lượng tác phẩm vượt các năm trước.

Giải Tin, bài phản ánh, bút ký (báo in) có nội dung phong phú, nhiều bài nhiều kỳ. Giải Xã luận, bình luận, chuyên luận (báo in) có nội dung sát thực tiễn, bớt lý luận hàn lâm, nhiều bài đạt chất lượng cao. Giải Phóng sự, phóng sự điều tra (báo in, truyền hình) đều tăng cả về số lượng và chất lượng… Một số loại giải chất lượng ở mức trung bình khá, chưa vượt các kỳ Giải trước. Tác phẩm báo điện tử tham dự nhiều nhưng chưa rõ về thể loại và chất lượng chuyên môn chưa cao…

Phát biểu tại Lễ tôn vinh những tác giả, tác phẩm xuất sắc Giải báo chí Quốc gia năm 2010, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, nhấn mạnh báo chí cách mạng Việt Nam luôn kịp thời trong việc phát hiện, biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất, trong học tập…; phê phán những sai trái, những việc làm không có lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đấu tranh không khoan nhượng với những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch; tuyên truyền đối ngoại để bạn bè thế giới hiểu về đất nước và con người Việt Nam… Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới yêu cầu đội ngũ những người làm báo Việt Nam càng phải tích cực học tập nghiệp vụ, trau dồi đạo đức cách mạng, gần gũi với nhân dân để có ngày càng nhiều những tác phẩm báo chí xuất sắc, đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.

Trong diễn văn khai mạc, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí Quốc gia nêu rõ những tác phẩm đoạt giải, đặc biệt là các tác phẩm đoạt giải A thực sự là những tác phẩm chất lượng cao cả về nội dung và phương pháp thể hiện. Những tác giả, tác phẩm đoạt Giải báo chí Quốc gia năm 2010 thực sự là những tấm gương tiêu biểu cho đội ngũ những người làm báo Việt Nam đang ngày đêm đem hết sức lực, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của đất nước; góp phần xây dựng nước Việt Nam “dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”

Vòng chung khảo Giải Báo chí Quốc gia 2010 có 161 tác phẩm tham dự ở 8 loại giải. Đây là những tác phẩm xuất sắc, có tính phát hiện, phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng của đất nước; có định hướng dư luận xã hội, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; có chất lượng tốt về nội dung và hình thức thể hiện.

Công Hải

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Savannakhet của Lào


 

nguyen ba thanh
Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Savannakhet. (Ảnh: Trí Dũng)

Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chiều 21/6 đã rời thủ đô Vientiane đi thăm tỉnh Savannakhet.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisolit tháp tùng Đoàn.

Đông đảo các lãnh đạo tỉnh Savannakhet; cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán và bà con Việt kiều tại đây cùng hàng nghìn người dân địa phương đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam ngay tại sân bay và dọc hai bên đường về khách sạn nơi đoàn ở.

Tiếp đoàn lãnh đạo tỉnh Savannakhet do Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Savannakhet Souphanh Keomyxay dẫn đầu đến chào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng được đến thăm một tỉnh có vị trí địa chính trị rất quan trọng, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng Lào, quê hương của cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane và nhiều đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước Lào.

Cùng với cả nước, Savannakhet đã có nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, khai thác tiềm năng vốn có để vươn lên đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao kết quả hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa Savannakhet và nhiều địa phương của Việt Nam như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…

Nhấn mạnh truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Savannakhet tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương của Việt Nam theo hướng ngày càng thiết thực và hiệu quả, nhất là các địa phương khu vực biên giới, nhằm giữ gìn đường biên giới chung hòa bình, ổn định giữa hai nước.

Ông Souphanh Keomyxay trân trọng thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; về quan hệ hợp tác giữa Savannakhet với Việt Nam.

Là tỉnh trung tâm của hành lang kinh tế Đông-Tây, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Savannakhet đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế-xã hội, GDP tăng trưởng trung bình 10%/năm.

Cùng với sản xuất lương thực, nhiều loại cây công nghiệp như mía, cao su, bạch đàn… nhiều ngành công nghiệp đã được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện y tế, giáo dục.

Bên cạnh đó, Đảng, chính quyền tỉnh luôn quan tâm bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường đoàn kết toàn dân, chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh…

Trong giai đoạn sắp tới, cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, Savannakhet mong muốn tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các địa phương của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Savannakhet, với 24 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 140 triệu USD, trong đó nhiều dự án có hiệu quả cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của địa phương.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng công bố tặng công trình Nhà Văn hóa, như một món quà thể hiện tình cảm anh em thắm thiết của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân tỉnh Savannakhet.

Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Souphanh Keomyxay trân trọng cảm ơn món quà có ý nghĩa thiết thực và cho biết Công trình Nhà văn hóa sẽ mang tên cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane. Ông Souphanh Keomyxay cũng nhấn mạnh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Savannakhet sẽ hết sức nỗ lực để góp phần không ngừng vun đắp, phát triển truyền thống quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.

Tại Savannakhet, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đã đi thăm Trung tâm đào tạo tiếng Việt của tỉnh, tham dự Lễ buộc chỉ cổ tay và chúc phúc theo truyền thống của nhân dân Lào

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào


 

nguyen ba thanh
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 21/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Lào ở thủ đô Vientiane. Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào. Cùng tham dự có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone và phu nhân, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Lào.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm và tham dự kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu, chuyến thăm mang đến những tình cảm đoàn kết, hữu nghị, thủy chung, trong sáng của người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết. Diễn ra trong bối cảnh hai Đảng, hai nước vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp nên chuyến thăm không chỉ là sự động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân các dân tộc Lào, mà còn tiếp thêm sức sống mới, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam tiếp tục phát triển lên một bước mới, góp phần vì sự nghiệp xây dựng, phát triển ở mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu nêu rõ là người bạn gần gũi và thân thiết, nhân dân các dân tộc Lào anh em luôn dõi theo và vui mừng nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Lào luôn gắn liền với sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Việt Nam anh em.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn ủng hộ, giúp đỡ Quốc hội Lào nâng cao năng lực hoạt động, đồng thời cho biết hai bên luôn tăng cường phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu thông báo một số nét về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII của Lào, những nội dung chính và ý nghĩa quan trọng của kỳ họp lần thứ nhất này đối với đời sống chính trị-xã hội của đất nước.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội và tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân Lào, nhất định Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII của Lào sẽ được thực hiện thắng lợi; công cuộc đổi mới của Lào sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa; vị thế của Lào ở khu vực và trên thế giới sẽ không ngừng được nâng cao; nhân dân Lào sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng đất nước Lào vững mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào làm hết sức mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, truyền mãi cho các thế hệ mai sau, coi đây là nguyên tắc chiến lược, quy luật phát triển và nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. (Xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đã đi thăm gia đình các lãnh đạo lão thành của Lào: gia đình nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Khamtai Siphandon, gia đình cố Chủ tịch Cayson Phomvihan, gia đình cố Chủ tịch Nouhak Phoumsavan.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cũng đã đến dâng hoa, thắp hương, thăm và ghi lưu bút tại Nhà lưu niệm cố Chủ tịch Souphanouvong ở thủ đô Vientiane.

Trong dòng lưu bút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viết: “Trở lại thăm đất nước Lào tươi đẹp trên cương vị Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rất xúc động thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Souphanouvong. Qua những hình ảnh và hiện vật, chúng tôi càng hiểu thêm về Chủ tịch Souphanouvong – một nhà trí thức yêu nước, người con ưu tú, người chiến sỹ cách mạng trung kiên, nhà lãnh đạo uy tín suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cho độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào; người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, người đã góp phần to lớn xây đắp nền móng vững chắc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng Việt-Lào. Tưởng nhớ đến Người, chúng tôi nguyện làm hết sức mình để quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, thơm ngát hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Chủ tịch Souphanouvong sống mãi trong tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào”./.

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Ông Nguyễn Bá Thanh tái đắc cử chức danh Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng


Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tái đắc cử Chủ tịch HĐND thành phố

*   Đồng chí Trần Văn Minh tái đắc cử Chủ tịch UBND thành phố

Sáng 20-6, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016) khai mạc Kỳ họp thứ nhất  dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VII. Đến dự có các đồng chí: Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố; Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành thành phố.
Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh: HĐND thành phố khóa VIII có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia quyết định và giám sát thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của thành phố để tiếp tục phát huy những tiềm năng, lợi thế, góp phần xây dựng và phát triển Đà Nẵng. Chính vì vậy, đòi hỏi các đại biểu không ngừng nâng cao trình độ, năng lực hoạt động, dám nghĩ, dám làm và làm có hiệu quả; thực sự trở thành người đại biểu gần dân, sát cơ sở, lắng nghe và phản ánh chính xác tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu chính đáng của nhân dân, đồng thời tham gia có chất lượng trong thảo luận, chất vấn và xây dựng những nghị quyết thực sự khả thi và bám sát thực tiễn của thành phố.

nguyen ba thanh
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Trần Thọ (trái) tặng hoa chúc mừng Chủ tịch HĐND thành phố khóa VIII Nguyễn Bá Thanh

Kỳ họp thứ nhất của HĐND thành phố đã nghe Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Thanh Quang báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại đợt tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu HĐND thành phố; nghe Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm 2011 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến. (Xem trích các báo cáo đăng trong số báo này).

Sau khi nghe Ủy ban Bầu cử thành phố báo cáo kết quả bầu cử đại biểu HĐND thành phố khóa VIII và nghe báo cáo thẩm tra, kỳ họp đã biểu quyết thông qua nghị quyết xác nhận tư cách đại biểu HĐND thành phố. Theo đó, 50 đại biểu trúng cử đã đủ tư cách đại biểu HĐND thành phố khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 theo luật định.

Tại phiên họp thứ nhất, HĐND thành phố khóa VIII đã bầu các chức danh lãnh đạo HĐND và UBND thành phố. Theo đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố khóa VII tái đắc cử Chủ tịch HĐND thành phố khóa VIII với 100% số phiếu. Đồng chí Huỳnh Nghĩa tái đắc cử chức danh Phó Chủ tịch HĐND thành phố. Đồng chí Ngô Xuân Thắng, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Thanh Khê được bầu làm Ủy viên Thường trực HĐND thành phố.

Các đại biểu HĐND thành phố khóa VIII nhất trí 100% bầu đồng chí Trần Văn Minh tái đắc cử Chủ tịch UBND thành phố. Các đồng chí: Nguyễn Xuân Anh, Võ Duy Khương, Văn Hữu Chiến, Phùng Tấn Viết được bầu vào chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Kỳ họp cũng đã bầu các Ủy viên UBND thành phố gồm: Thiếu tướng Nguyễn Viết Hoàng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố; Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an thành phố; Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư; Đặng Công Ngữ, Giám đốc Sở Nội vụ; Nguyễn Văn Cán, Chánh Văn phòng UBND thành phố; Lê Thị Hường, Giám đốc Sở Tài chính; bầu Hội thẩm Nhân dân Tòa án Nhân dân thành phố gồm 20 người; Hội thẩm Nhân dân các quận, huyện gồm 132 người.

Kỳ họp thứ nhất HĐND thành phố khóa VIII cũng đã bầu các chức danh trưởng, phó các Ban của HĐND thành phố gồm:
Ban Kinh tế-Ngân sách: Mai Đức Lộc (Trưởng ban); các Phó Trưởng ban: Phan Thị Thúy Linh, Lê Văn Quang.
Ban Pháp chế: Lương Nguyệt Thu (Trưởng ban); các Phó Trưởng ban: Tạ Tự Bình, Huỳnh Bá Cử.
Ban Văn hóa-Xã hội: Vũ Hùng (Trưởng ban); các phó Trưởng ban: Nguyễn Nho Khiêm, Cao Thị Huyền Trân.
Thư ký kỳ họp: Lê Thị Như Hồng, Nguyễn Nho Khiêm, Phan Thị Tuyết Nhung.

HĐND đã công bố quyết định thành lập các Tổ đại biểu HĐND thành phố gồm: tổ 1 (quận Hải Châu) gồm 10 đại biểu (ĐB) do ĐB Kiều Văn Toàn làm tổ trưởng; tổ 2 (quận Thanh Khê) gồm 10 đại biểu do ĐB Trần Văn Huy làm tổ trưởng; tổ 3 (quận Sơn Trà) gồm 7 đại biểu do ĐB Ngô Quang Phúc làm tổ trưởng; tổ 4 (quận Liên Chiểu) gồm 7 đại biểu do ĐB Phạm Tấn Xử làm tổ trưởng; tổ 5 (quận Ngũ Hành Sơn) gồm 4 đại biểu do ĐB Nguyễn Nho Trung làm tổ trưởng; tổ 6 (quận Cẩm Lệ) gồm 5 đại biểu do ĐB Võ Văn Thương làm tổ trưởng; tổ 7 (huyện Hòa Vang) gồm 7 đại biểu do ĐB Trần Đình Hồng làm tổ trưởng.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho rằng, phát huy tinh thần phấn khởi và thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND thành phố, cùng với tâm huyết của những đại biểu vừa được nhân dân tín nhiệm cao, HĐND thành phố đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc bầu các chức danh lãnh đạo theo thẩm quyền của HĐND. Ðây là nhiệm vụ then chốt, có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền thành phố trong thời gian tới.

N.T


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào


Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

nguyen ba thanh
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch

Hôm nay 20/6, Tổng Bí thư, Chủ  tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta đã tới thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone và Phu nhân.

Tham gia Đoàn cấp cao có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam- Lào; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân và một số lãnh đạo Bộ, ngành…

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch.

Sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone.

Đồng chí Chummaly Sayasone nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, nhấn mạnh vinh dự Lào là nước đầu tiên được đón Tổng Bí thư ngay trong đầu nhiệm kỳ mới của hai Đảng và sau tổ chức bầu cử Quốc hội thành công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Đồng chí Chummaly Sayasone tin tưởng rằng kết quả chuyến thăm này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào phát triển sâu sắc và toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Lào đã dành cho cá nhân và đoàn cấp cao Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, hai Tổng Bí thư bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn và có hiệu quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển của mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai bên khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, coi đó là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ hai nước với thông lệ quốc tế.

Hai bên sẽ tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, các đoàn thể, địa phương. Tiếp tục giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam- Lào; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp 33 Uỷ ban Liên Chính phủ hai nước, khẳng định phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi Thoả thuận chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Hai bên cũng thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới; hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam- Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững, lâu dài.

Trong hội đàm cấp cao, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp hành động tại các tổ chức quốc tế, khu vực mà hai nước là thành viên, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách có hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhân dân các nước ven sông.

Hai bên khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm giữ gìn hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam ủng hộ và làm hết sức mình để Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM) vào năm 2012.

Để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 – 2012) và 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (1977- 2012), hai bên nhất trí lấy năm 2012 là năm “Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào”.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và phu nhân sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp. Đồng chí Chummaly Sayasone cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Đức Nguyễn

 

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)