Hiển thị các bài đăng có nhãn nga ba hue. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nga ba hue. Hiển thị tất cả bài đăng

Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế


Thời gian qua, Báo Đà Nẵng và các cơ quan hữu quan nhận được nhiều đơn thư của người dân ở các phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), Hòa An (Cẩm Lệ) và Thanh Khê Tây, An Khê (Thanh Khê) bày tỏ băn khoăn, lo lắng vì không rõ nhà mình có nằm trong phạm vi giải tỏa dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế (cầu vượt qua đường sắt) không? Khi nào sẽ tiến hành giải tỏa? Phương án đền bù giải tỏa và bố trí tái định cư ra sao?…

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Mô hình công trình nút giao thông khác mức ngã ba Huế trong tương lai.

Phóng viên Báo Đà Nẵng đã làm việc, tìm hiểu tại một số cơ quan chức năng và được biết, phạm vi quy hoạch mở rộng ra xung quanh trung tâm nút giao thông ngã ba Huế hiện trạng kéo dài theo 4 tuyến đường: Trục 1 Tây Bắc, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, và trên đoạn đường sắt Bắc – Nam từ Km793+310 đến Km793+610. Trong khi đó, theo thiết kế, dự kiến công trình kéo dài theo đường Tôn Đức Thắng khoảng 360m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 13m; kéo dài theo đường Điện Biên Phủ khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về mỗi phía khoảng 5m; kéo dài theo đường Trục 1 Tây Bắc khoảng 220m, không mở rộng theo phương ngang; kéo dài theo đường Trường Chinh dự kiến khoảng 270m, độ mở rộng theo phương ngang so với chỉ giới đường đỏ về phía không có đường sắt Bắc-Nam (phía Đông) khoảng 8m.

Còn theo Sơ đồ ranh giới quy hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức ngã ba Huế do UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5286 ngày 23-6-2011, phạm vi quy hoạch thuộc phường Hòa An (quận Cẩm Lệ), phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu), phường Thanh Khê Tây và An Khê (quận Thanh Khê). Ranh giới sử dụng đất của dự án được giới hạn như sau: giáp Khu dân cư Thanh Lộc Đán ở phía Đông Bắc; giáp Khu dân cư số 1 Trường Chinh ở phía Tây Nam; giáp Khu dân cư Phần Lăng ở phía Đông Nam; giáp Trung tâm đô thị mới Tây Bắc ở phía Tây Bắc. Đáng chú ý là diện tích chiếm dụng đất của nút giao thông khác mức ngã ba Huế lên đến 96.066m2 và thu hồi thêm 64.629m2 đất xung quanh khu trung tâm và kéo dài theo 4 tuyến đường để phục vụ thi công, nâng tổng diện tích đất thu hồi sử dụng cho dự án lên đến 160.695m2 (hơn 16ha).

Theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21-7-2011 của Bộ Giao thông-Vận tải, thời gian thực hiện dự án dự kiến kéo dài 4 năm, từ năm 2012 đến 2015, trong đó 1 năm cho thiết kế kỹ thuật và phê duyệt; 1 năm cho công tác tổ chức đấu thầu, thiết kế bản vẽ thi công và phê duyệt bản vẽ thi công; 2 năm cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và thi công. Theo đó, trong năm 2012 tiến hành thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị thực hiện dự án, để năm 2013 tiến hành khởi công xây dựng công trình và hoàn thành vào quý 3 năm 2015. Còn phạm vi GPMB được xác định theo hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án do Công ty Tư vấn đầu tư và xây dựng giao thông vận tải lập, sau khi hồ sơ thiết kế cơ sở này và ranh giới quy hoạch sử dụng đất được duyệt; căn cứ xác định hồ sơ GPMB được tính theo chỉ giới xây dựng công trình; phạm vi chiếm dụng vĩnh viễn là phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ và hệ thống nút giao; khối lượng GPMB được xác định trên cơ sở phạm vi GPMB của dự án, từ đó xác định được số nhà, diện tích nhà, diện tích các loại đất phải thu hồi, số lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật phải di dời.

Còn về phương án bồi thường, bố trí và hỗ trợ tái định cư, Bộ Giao thông-Vận tải giao đơn vị chủ đầu tư là Sở Giao thông-Vận tải Đà Nẵng thực hiện theo đúng thủ tục quy định… Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng ban Quản lý Dự án Cầu Rồng, đơn vị được Sở Giao thông-Vận tải giao điều hành dự án cho hay: “Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai từ năm 2012. Tùy theo nguồn vốn được cấp, chúng tôi sẽ triển khai các công tác theo tiến độ yêu cầu. Trong kế hoạch vốn của năm 2011, chỉ cấp kinh phí cho công tác lập dự án đầu tư thôi. Về phạm vi giải tỏa, chúng tôi vừa hoàn thành cắm mốc ranh giới giải tỏa trên thực địa và đã bàn giao cho chính quyền các địa phương quản lý. Trước mắt, người dân muốn biết nhà mình có nằm trong phạm vi quy hoạch hay không thì mang số thửa đất, số tờ bản đồ đến UBND các quận để đối chiếu, xác nhận quy hoạch. Hiện chưa có kế hoạch cụ thể về thời gian giải tỏa. Còn phương án đền bù, bố trí, hỗ trợ tái định cư sẽ do thành phố xây dựng và thành lập Hội đồng GPMB để thực hiện”.

Được biết, UBND thành phố vừa gửi Công văn số 5563 đề nghị Bộ Giao thông-Vận tải cho phép được thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình Nút giao thông khác mức tại ngã ba Huế theo hình thức Hợp đồng BT, với thời gian thực hiện đầu tư từ năm 2011 đến 2013. Trước nhiều thắc mắc, lo lắng của người dân về phạm vi giải tỏa để đầu tư xây dựng công trình, thiết nghĩ, UBND các quận và đơn vị chức năng cần sớm công bố một số thông tin công khai về dự án để người dân biết và an tâm.

Bài và ảnh: Hoàng Hiệp(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Gần 2.000 tỷ đồng xây nút giao thông tại “điểm đen” Ngã ba Huế


Dự kiến khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào 2015, Dự án xây dựng nút giao thông Ngã ba Huế (Đà Nẵng) được kỳ vọng sẽ lập lại an toàn tại một trong những nút giao thông đường bộ nhức nhối nhất Việt Nam.

Sau cuộc thi quốc tế về kiến trúc công trình xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã ba Huế cuối năm 2010, sau một thời gian xem xét tính khả thi, Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nút giao thông này theo Quyết định số 1609/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2011.

nga 3 hue

Hình ảnh Nga ba Huế trong tương lai.

Ngã ba Huế là nút giao thông nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Đà Nẵng, nối Quốc lộ 1A, các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu đi vào khu vực trung tâm. Phương tiện giao thông lưu thông qua khu vực này rất đa dạng với mật độ và lưu lượng hàng ngày cực kì lớn với khoảng 15 ngàn lượt ô tô các loại, 40 lượt tàu lửa, và 80.000 lượt xe hai bánh.

Đây còn là nơi rất nhiều người dân tự phát đón xe khách Bắc – Nam khiến tình hình an toàn giao thông phức tạp, thường xuyên xảy ra xung đột giao cắt, dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ngã ba Huế được đánh giá là 1 trong 103 nút giao thông nhức nhối của đường bộ Việt Nam.

Dự án hòan thành sẽ giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường an  toàn chạy tàu tuyến đường sắt Bắc–Nam, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn kiến trúc trên trục đường vào trung tâm thành phố.

Nút giao thông Ngã ba Huế được xây dựng theo nút giao lập thể hình xuyến hoàn chỉnh, kết hợp cầu vượt gồm 3 tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho hướng ưu tiên từ Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại.

Dự án là một phần trong kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn trên các tuyến đường bộ, đường sắt theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Dự án sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước, do Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Xây dựng Giao thông Vận tải tư vấn lập dự án.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)