Hiển thị các bài đăng có nhãn xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xây dựng. Hiển thị tất cả bài đăng

Xây dựng đô thị Đà Nẵng theo hướng văn minh, hiện đại


Với định hướng phát triển đô thị Đà Nẵng theo hướng văn minh, hiện đại, thành phố đang đầu tư phát triển mạnh về cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT).

Xây dựng thành phố thông minh được các đại biểu quan tâm tại Hội thảo “Các ý tưởng xây dựng thành phố Đà Nẵng” tổ chức vào tháng 3-2011.

Xây dựng thành phố thông minh được các đại biểu quan tâm tại Hội thảo “Các ý tưởng xây dựng thành phố Đà Nẵng” tổ chức vào tháng 3-2011.

Xu hướng phát triển

 

Cùng với thiết kế kiến trúc xanh, thiết kế kiến trúc đô thị đang dịch chuyển theo hướng đô thị “Thông minh + Kết nối” mà CNTT là một công cụ hạ tầng nền tảng. Thực tế trong những năm gần đây, việc ứng dụng các giải pháp CNTT ở mô hình các tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh đã được phát triển ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết theo Chiến lược quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam thì đến năm 2040, tốc độ phát triển đô thị hóa sẽ đạt 50%, tổng diện tích đô thị sẽ tăng gấp 4 lần so với năm 2020, và 10 lần so với hiện nay. Theo đó, sẽ có thêm khoảng 20 triệu người Việt Nam chuyển đến sống tại các thành phố. Vì vậy, vấn đề đẩy mạnh việc tích hợp CNTT vào lĩnh vực xây dựng trong quá trình đô thị hóa với mục tiêu mang lại nhiều hơn nữa giá trị và tính bền vững cho người dân sống tại các thành phố.

 

Tại Hội thảo chuyên đề “Thông minh + Kết nối: Xu hướng phát triển nhà ở và đô thị” mới đây do Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin-Truyền thông và Tập đoàn Cisco tổ chức đã đánh giá Đà Nẵng là thành phố tiêu biểu cho khả năng ứng dụng tốt CNTT trong phát triển đô thị ở Việt Nam.

 

Bà Mrinalini Ingram, Giám đốc cao cấp của Tập đoàn Cisco cho rằng: “Lợi ích kết nối và cộng đồng các hệ thống mạng có thể mang tới cho các thành phố, cộng đồng dân cư trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Tại Việt Nam, thành phố Đà Nẵng cũng đã xây dựng, trở thành thành phố thông minh có hạ tầng CNTT đồng bộ. Tập đoàn Cisco sẽ hợp tác với UBND thành phố Đà Nẵng nâng cấp mạng lõi của Đà Nẵng thành mạng CNTT thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu của một thành phố thông minh”.

 

Độ sẵn sàng

 

Sử dụng Wifi sẽ được lựa chọn mà theo Sở Thông tin và Truyền thông cho biết hiện đã có 5 đơn vị CNTT lớn là Tập đoàn Juniper Networks, Kit, Công ty Cisco Systems Việt Nam, Công ty Đông Quân và Tập đoàn Motorola đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng “Thành phố Wifi”. Mỗi đơn vị đều đưa ra một giải pháp thực hiện tối ưu. Theo Kit thì đưa ra giải pháp Wireless của Firetide có khả năng kết nối đa điểm với khả năng chuyển vùng và hội tụ cao. Tập đoàn Juniper Networks cung cấp giải pháp mạng và bảo mật Juniper Networks đưa ra nguyên tắc chung cho một hệ thống Wifi công cộng bao gồm 3 tiêu chí: Đơn giản – an ninh – linh động. Cisco Systems Việt Nam đề xuất mô hình Public Wifi có các tính năng vượt trội, có độ tin cậy, hiệu năng, bảo mật và khả năng quản lý mạng WLan cao.

 

Motorola đưa ra giải pháp xây dựng mạng đô thị Outdoor Mesh được sử dụng kỹ thuật công nghệ MeshConnex tăng cường khả năng quan sát hệ thống camera, phục vụ công cộng như báo đồng hồ điện, nước…Công ty Đông Quân lại đưa ra công nghệ và giải pháp kết nối Wifi tiên tiến với dòng sản phẩm Ruckus Wireless (USA). Sản phẩm Ruckus Wireless có thể sử dụng hiệu quả ở nhiều môi trường hoạt động gắn kết gia đình và cộng đồng trên nhiều không gian địa lý khác nhau.

 

Trong khi đó, IBM là đối tác quan trọng thực hiện tư vấn, xây dựng và phát triển kiến trúc và cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại cho thành phố Đà Nẵng, nhằm hiện thực hóa tầm nhìn “Thành phố thông minh” tập trung các lĩnh vực như giao thông, quản lý tài nguyên nước, an toàn thực phẩm, thông tin và truyền thông, y tế và công nghệ cao. “IBM sẽ hỗ trợ đắc lực để Đà Nẵng giải quyết thành công những thách thức của phát triển đô thị”, ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc Công ty IBM Việt Nam, cho biết.

 

Bài và ảnh: NAM PHƯƠNG(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao


Chiều ngày 6-4, đồng chí Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu về hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Chiều ngày 6-4, đồng chí Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu về hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Y tế thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là triển khai hiệu quả việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT cho hơn 70% người dân thành phố; công tác xã hội hóa thu hút đầu tư trang thiết bị và xây dựng kế hoạch thực hiện giảm quá tải ở tuyến y tế thành phố khi đưa vào hoạt động Trung tâm Phụ sản – nhi vào ngày 20-4 tới. Đồng chí đề xuất lãnh đạo UBND thành phố tập trung thu hút đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, sớm xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao phục vụ khách nước ngoài đến du lịch và làm ăn tại thành phố. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, mặc dù số bác sĩ trên số dân của Đà Nẵng cao, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu hụt trên 200 bác sĩ, do vậy ngành y tế thành phố cần sớm xây dựng chính sách đào tạo và thu hút cán bộ, nhất là những chuyên gia đầu ngành về làm việc.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh cho biết thành phố đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài có chất lượng chuyên môm giỏi về y tế về làm việc, đồng thời thống nhất quan điểm sẽ nghiên cứu, đầu tư để sớm xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm khu vực và đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về mặt cơ chế để thành phố sớm triển khai.
* Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng Đoàn công tác của Vụ BHYT, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh…đã đến thăm Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Trung tâm Phụ sản – nhi, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và Trạm Y tế xã Hòa Sơn.
Tìm hiểu về hoạt động khám chữa bệnh, công tác xã hội hóa, tự chủ và nhân lực, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị trong công tác thu dung khám chữa bệnh, nhất là triển khai có kết quả Luật BHYT. Thứ trưởng đánh giá hạ tầng y tế tại thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh và bước đầu bảo đảm tốt công tác thu dung, điều trị, chăm sóc, dự phòng dịch bệnh cho người dân. Những đề xuất, kiến nghị để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động được đoàn cán bộ Bộ Y tế ghi nhận và sẽ có hướng giải quyết trong thời gian đến.
Tin và ảnh: Việt Dũng

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Xây dựng Đà Nẵng trở thành nơi sống tốt ở châu Á


Một “thành phố sống tốt” phải hội đủ các yếu tố về vật chất và tinh thần, có giá trị nhân văn, phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa – xã hội, trong đó người dân đặt ở vị trí trung tâm.

Một góc đô thị Đà Nẵng hôm nay (Ảnh: Thanh Tuyền)

Xây dựng Đà Nẵng trở thành “thành phố du lịch, môi trường, công nghệ cao, có môi trường sống lý tưởng, có giá trị nhân văn, hạnh phúc cho con người” là những ý tưởng được các giáo sư, tiến sĩ, nhà quy hoạch, quản lý đô thị hàng đầu Việt Nam đưa ra tại Hội thảo “Các ý tưởng xây dựng TP Đà Nẵng ngang tầm với các thành phố phát triển của khu vực ASEAN và châu Á” vừa được tổ chức tại Đà Nẵng.

Để trở thành “thành phố sống tốt” trong 20 năm tới,  theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM, cho rằng Đà Nẵng phải xây dựng thành phố theo hướng phát triển bền vững, gắn liền với quy hoạch mang đặc điểm nền kinh tế đô thị, gắn với phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phát triển KT-XH đặt trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Theo ông, với thực tiễn và tiềm năng của mình, Đà Nẵng nên đặt mục tiêu trong 20 năm tới phải thật sự là thành phố hiện đại, năng động nhất khu vực Đông Nam Á, thành một trong những đô thị tốt nhất khu vực châu Á.

Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, Đà Nẵng nên xây dựng thành một thành phố có đặc trưng riêng thông qua các hoạt động có tính mũi nhọn để thu hút đầu tư và kinh doanh phát triển, như xây dựng thành phố du lịch – hội nghị chất lượng cao; thành phố thể thao – du lịch – chữa bệnh (nghĩ dưỡng).

“Bên cạnh tổ chức cuộc thi pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng cần mạnh dạn mở rộng hoạt động sự kiện mang tầm quốc tế khác, vừa tạo cơ hội đầu tư từ cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông vừa thúc đẩy dịch vụ đa ngành với trình độ cao. Đồng thời mở cửa bầu trời, cảng biển ra quốc tế, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến của quốc gia và quốc tế”, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn hiến kế.

Dưới góc nhìn của một nhà quản lý quy hoạch, TS-KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội  quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng Đà Nẵng hội đủ điều kiện để phát triển thành một thành phố du lịch, hiện đại và độc đáo. Tuy nhiên, hiện nay thành phố vẫn chưa thực sự hút du khách, nhà đầu tư bởi thực tế chưa xứng với tiềm năng của nó.

Ông Chính đưa ra một số ý tưởng xây dựng TP Đà Nẵng trong thời gian tới: đã là một thành phố du lịch ngang tầm khu vực và thế giới cần phải xây dựng trung tâm du thuyền tại vịnh Đà Nẵng; xây dựng hòn đảo nhân tạo với các hoạt động vui chơi, giải trí độc đáo kiêm bảo tàng hải dương học trên vịnh Đà Nẵng; xây dựng tụ điểm dịch vụ du lịch trên đỉnh Sơn Trà – vị trí đẹp nhất nhìn về Đà Nẵng về đêm; xây dựng thành phố trên cao tại bán đảo Sơn Trà…  “Ý tưởng này phù hợp với tiêu chí thành phố du lịch gắn với công nghệ cao”, ông nói.

Phát triển bền vững

“Khi nói đến phát triển đô thị, người ta đều đề cập một sự phát triển hài hòa cả kinh tế, môi trường và  văn hóa – xã hội một cách bền vững mà mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân khá giả hơn lên, sống thỏa mái hơn, hạnh phúc hơn cả về vật chất lẫn tinh thần ở mức hưởng thụ cao; cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến ở mức thế giới; quan hệ giữa người với người tốt đẹp, mọi cá nhân có cơ hội phát triển như nhau, môi trường sống tốt… Khi các tiêu chí đã được thống nhất giữa các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học và người dân sẽ cụ thể hóa thành chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch hàng năm, 5 năm và dài hạn trong quá trình xây dựng thành phố”, Tiến sĩ Trần Du Lịch nói.

Ông nhận định: Đà Nẵng là địa phương đi trước một bước về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo môi trường mở cho thu hút đầu tư, tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch phát triển, Đà Nẵng cần chú trọng vào phát triển dịch vụ công, đặc biệt là không gian công cộng. Ông đề xuất: Đà Nẵng phải chú trọng phát triển công nghiệp chất lượng cao, vì chỉ công nghiệp chất lượng cao mới mang lại nguồn thu bền vững cho sự phát triển.

Trong khi đó, theo Tiến sĩ Trần Ngọc Ca, Văn phòng Hội đồng Chính sách khoa học công nghệ quốc gia, phát triển công nghệ và công nghệ cao ở Đà Nẵng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cạnh tranh bền vững tiến tới trở thành một cực (hub) về công nghệ đặc thù. Với những thế mạnh là trung tâm kinh tế vùng, lối ra biển của Hành lang kinh tế Đông – Tây, hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, viễn thông; internet,…rất tốt; môi trường sống tốt; nằm giữa các di sản văn hóa thế giới là Cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn…; Đà Nẵng có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm du lịch – kinh tế lớn nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, để chọn hướng đi cho công nghệ Đà Nẵng trong tương lai, Tiến sĩ Trần Ngọc Ca cho rằng, Đà Nẵng nên chọn hướng phát triển khu công nghệ cao chứ không chỉ là khu công nghiệp công nghệ cao. Ưu điểm của khu công nghệ cao là khai thác và phát triển được các năng lực về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo. “Khi chọn mô hình này, về lâu dài Đà Nẵng sẽ có nhiều lợi thế phát triển kinh tế dựa trên giá trị gia tăng cao hơn, nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, thay vì chỉ tập trung sản xuất công nghiệp đang có xu thế gia công, ít giá trị gia tăng và rất dễ bị rơi vào “bẫy lao động trẻ, thu nhập và giá trị gia tăng thấp”, ông Ca nói.

Thanh Tuyền


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Các công trình thi đấu Đại hội TDTT toàn quốc đã sẵn sàng


(ĐNĐT) – Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI sẽ diễn ra từ 25 đến 30-12 tại thành phố Đà Nẵng. Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị, đặc biệt là các công trình xây dựng mới phục vụ đại hội, đã sẵn sàng.


Phóng viên Đà Nẵng Điện tử ghi nhận tại các công trình thi đấu Đại hội TDTT toàn Quốc lần thứ VI.

Cung thể thao Tiên Sơn:

Nơi tổ chức thi đấu bóng chuyền nam, nữ và Lễ bế mạc Đại hội TDTT

 


Toàn cảnh Cung thể thao Tuyên Sơn

Toàn cảnh Cung thể thao Tiên Sơn

 

 




Bên trong Cung thể thao Tiên Sơn, tất cả đã sẵn sàng

 

 

Hồ Đồng Nghệ

: Nơi tổ chức Canoeing và Rowing

 







 


15.jpg

Vận động viên của các đoàn đang ra sức tập luyện chờ ngày tranh tài



Nhà thi đấu Trung tâm huấn luyện Quốc gia III Đà Nẵng:

Thi đấu Billiards và môn Snooker

 

 


14.jpg
 


19.jpg

Dụng cụ rèn luyện thể lực cho VĐV đã được lắp đặt



Sân Vận động Chi Lăng:

Nơi diễn ra lễ Khai mạc Đại hội

 

 




4.jpg



Sân vận động Chi Lăng đã sẵn sàng cho lễ khai mạc và trận chung kết bộ môn bóng đá

 

 


6.jpg

Đường piste đã hoàn thành chờ đợi các VĐV điền kinh

 

Bể bơi thành tích cao


 


Be boi 1.jpg
 


Be boi 2.jpg
 

 

VĂN NỞ


.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)