Bí Thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Giữ gìn, vun đắp quan hệ đặc biệt Việt – Lào


Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân từ ngày 8 đến 10-8 góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách đặc biệt coi trọng, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đó là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, là quy luật phát triển, một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Quan hệ chính trị, an ninh-quốc phòng giữa Việt Nam và Lào ngày càng gắn bó, tin cậy, thể hiện qua việc hai bên đã tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Lào và Thủ tướng nước bạn Thoongsing Thammavong đã thăm chính thức Việt Nam. Nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị của hai Đảng, hai nước đã có các chuyến thăm lẫn nhau. Theo TTXVN, Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào đều xác định việc giữ gìn, vun đắp mối quan hệ song phương mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Năm 2012, Việt Nam, Lào sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2012), 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977-2012), đồng thời cũng là năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Đây là dịp quan trọng để hai nước cùng nhau phối hợp tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết Việt – Lào, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới.

Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội vào ngày 8-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: Việc đồng chí Sayasone chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới (2011-2016) là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng, trước sau như một giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục-đào tạo, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, đối ngoại, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Đông – Tây… Riêng thành phố Đà Nẵng đã ký kết 24 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với nhiều địa phương của Lào.

VĨNH AN


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí Thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Giữ gìn, vun đắp quan hệ đặc biệt Việt – Lào


Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân từ ngày 8 đến 10-8 góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách đặc biệt coi trọng, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đó là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, là quy luật phát triển, một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Quan hệ chính trị, an ninh-quốc phòng giữa Việt Nam và Lào ngày càng gắn bó, tin cậy, thể hiện qua việc hai bên đã tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Lào và Thủ tướng nước bạn Thoongsing Thammavong đã thăm chính thức Việt Nam. Nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị của hai Đảng, hai nước đã có các chuyến thăm lẫn nhau. Theo TTXVN, Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào đều xác định việc giữ gìn, vun đắp mối quan hệ song phương mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Năm 2012, Việt Nam, Lào sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2012), 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977-2012), đồng thời cũng là năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Đây là dịp quan trọng để hai nước cùng nhau phối hợp tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết Việt – Lào, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới.

Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội vào ngày 8-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: Việc đồng chí Sayasone chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới (2011-2016) là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng, trước sau như một giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục-đào tạo, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, đối ngoại, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Đông – Tây… Riêng thành phố Đà Nẵng đã ký kết 24 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với nhiều địa phương của Lào.

VĨNH AN


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí Thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Giữ gìn, vun đắp quan hệ đặc biệt Việt – Lào


Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân từ ngày 8 đến 10-8 góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào lên tầm cao mới.

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đà Nẵng và các địa phương của Lào thời gian qua đã tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị. Trong ảnh: Lễ ký kết hợp tác giữa Đà Nẵng và tỉnh Sekong của Lào. Ảnh: N.THÀNH

Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách đặc biệt coi trọng, không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đó là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, là quy luật phát triển, một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước.

Quan hệ chính trị, an ninh-quốc phòng giữa Việt Nam và Lào ngày càng gắn bó, tin cậy, thể hiện qua việc hai bên đã tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thăm hữu nghị chính thức Lào và Thủ tướng nước bạn Thoongsing Thammavong đã thăm chính thức Việt Nam. Nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị của hai Đảng, hai nước đã có các chuyến thăm lẫn nhau. Theo TTXVN, Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào đều xác định việc giữ gìn, vun đắp mối quan hệ song phương mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới.

Năm 2012, Việt Nam, Lào sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2012), 35 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977-2012), đồng thời cũng là năm đoàn kết hữu nghị Việt – Lào. Đây là dịp quan trọng để hai nước cùng nhau phối hợp tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tăng cường hơn nữa tình đoàn kết Việt – Lào, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện lên tầm cao mới.

Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Choummaly Sayasone và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đến Hà Nội vào ngày 8-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh: Việc đồng chí Sayasone chọn Việt Nam là nước đầu tiên đi thăm trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhiệm kỳ mới (2011-2016) là biểu hiện sinh động của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, gắn bó keo sơn, thủy chung, trong sáng, trước sau như một giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.

Trong những năm qua, hai bên đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục-đào tạo, kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, đối ngoại, cũng như đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mekong, Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, hợp tác trong khuôn khổ hành lang kinh tế Đông – Tây… Riêng thành phố Đà Nẵng đã ký kết 24 văn bản thỏa thuận và ghi nhớ với nhiều địa phương của Lào.

VĨNH AN


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh thông báo kết quả Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII.


Ngày 8-8, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị Đà Nẵng gồm các ông, bà: Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng (UVTWĐ), Phó Chủ tịch QH; Nguyễn Bá Thanh, UVTWĐ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị Đà Nẵng; Huỳnh Nghĩa, Phó Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH đơn vị Đà Nẵng; Lê Văn Hoàng, Thân Đức Nam và Nguyễn Thị Kim Thúy đã có buổi tiếp xúc cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu và Cẩm Lệ, các lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức… trên địa bàn thành phố nhằm thông báo kết quả Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII.

 Đ/c Nguyễn Bá Thanh- UVTW Đảng, Bí thư Thành  ủy Đà Nẵng

Đ/c Nguyễn Bá Thanh- UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Cử tri luôn theo sát đại biểu

Trước những kết quả tốt đẹp từ Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIII, các ý kiến tâm huyết của cử tri đều bày tỏ niềm tin vào một nhiệm kỳ mới của QH; trong đó có việc bầu ra một đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của đất nước trong nhiệm kỳ 2011-2016. Các ý kiến cho rằng, các vị ĐBQH cũng như các vị lãnh đạo được đánh giá có trình độ cao hơn, điều đó cho thấy hy vọng về hiệu quả trong hoạt động của QH cũng như bộ máy Nhà nước. Bà Dương Thị Sách, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu đánh giá cao kết quả của cuộc bầu cử QH khóa XIII; đặc biệt cử tri rất quan tâm và phấn khởi trước kết quả QH đã bầu ra các cơ quan của QH, bộ máy Nhà nước, Chính phủ nhiệm kỳ mới với đội ngũ những người có tâm huyết, năng lực lãnh đạo đất nước. Ông Nguyễn Trọng Cường, phường Hòa Khánh Nam (Liên Chiểu) bày tỏ tin tưởng rất cao vào bộ máy Nhà nước được bầu lần này sẽ đảm đương được nhiệm vụ mà cử tri gửi gắm, đưa đất nước tiếp tục thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH, khẳng định vị thế Việt Nam trong khu vực và thế giới.

“Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng hoạt động của QH, các ĐBQH phải có thực quyền; thực quyền của ĐB cũng chính là thực quyền của đông đảo nhân dân, của cử tri đã gửi gắm niềm tin và bầu chọn ĐB”, ông Đặng Vân, tổ 33, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu bày tỏ. Ông cũng cho rằng, các ĐBQH phải thực hiện những nội dung đã đưa ra trong chương trình hành động trong quá trình vận động, tiếp xúc cử tri, bởi cử tri luôn theo dõi sát sao việc thực hiện này. Đó cũng là cách để nhìn nhận, đánh giá chất lượng ĐBQH.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hội Viên, quận Sơn Trà cho rằng, nhân dân luôn đặt trọn niềm tin vào các ĐBQH mà họ đã lựa chọn, vì vậy cần phải thể hiện trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân. Tuy nhiên, qua theo dõi, cử tri còn thấy một số vị ĐB chỉ hứa chung chung, chưa thấy ai chịu trách nhiệm cụ thể về những vấn đề còn tồn tại qua nhiều nhiệm kỳ. Đây là vấn đề cần giải quyết trong nhiệm kỳ mới.

Về chất lượng ĐB, nhiều cử tri thắc mắc trước những thông tin liên quan đến ĐB Đặng Thị Hoàng Yến (ĐB tỉnh Long An) được đăng tải trên báo chí. Các ý kiến cho rằng, cần phải xem xét tư cách của ĐB này để bảo đảm chất lượng của QH. Trước những ý kiến đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho biết, ĐB Đặng Thị Hoàng Yến đã được cử tri của tỉnh Long An tín nhiệm bầu và trúng cử ĐBQH khóa XIII. Tại kỳ họp thứ nhất, Ủy ban Thẩm tra tư cách ĐB đã tiến hành thẩm tra và báo cáo kết quả với QH; theo đó 500 người trúng cử ĐBQH đều bảo đảm tư cách ĐB theo quy định của pháp luật. Những vấn đề báo chí nêu sẽ được các cơ quan chức năng xem xét.

Còn nhiều vấn đề cần giải quyết

Một vấn đề không còn mới nhưng được nhiều cử tri quan tâm là chất lượng thực hiện pháp luật vẫn chưa bảo đảm. Ông Nguyễn Bá Diệp, tổ 38, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ nhấn mạnh, mặc dù luật xây dựng nhiều nhưng hướng dẫn và đưa vào thực thi vẫn còn nhiều bất cập. “Người dân ngang nhiên tát CSGT giữa phố, lái xe hất CSGT lên nắp xe rồi chạy, kiểm lâm bị lâm tặc hành hung… diễn ra rất bức xúc, rất đau lòng nhưng chúng ta vẫn chưa trừng trị nghiêm minh. Điều đó cho thấy việc thực thi pháp luật của chúng ta chưa nghiêm”, ông Nguyễn Bá Diệp bày tỏ.

Trong khi đó, những vấn đề bức xúc về kinh tế – xã hội gần đây của đất nước thu hút sự quan tâm của người dân và cử tri đề nghị ĐBQH cần có ý kiến để đưa ra các giải pháp thực thi. Ông Văn Hữu Thiết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Đà Nẵng cho rằng, “nóng” nhất hiện nay đối với doanh nghiệp là lãi suất và với người dân là lạm phát. Quốc hội, Chính phủ phải có những giải pháp để nhanh chóng giải quyết tình trạng này. Ông cho rằng, phải chăng vì để bảo đảm an toàn cho các ngân hàng nên lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp (DN), nhất là DNNVV trong việc vay vốn sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến nguy cơ phá sản. Ông cũng đề nghị, để tháo gỡ khó khăn cho các DNNVV ở Đà Nẵng trong sản xuất, nên chăng cần thành lập khu công nghiệp cho loại hình doanh nghiệp này. Trước bức xúc đó của giới doanh nhân, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho rằng, đang có lộ trình nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất cho vay và vay để DN bảo đảm sản xuất nhưng việc bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng cũng là vấn đề cần thiết. Lãnh đạo thành phố sẽ xem xét chấp thuận việc thành lập khu công nghiệp cho DNNVV nếu các DN sản xuất có nhu cầu và đề xuất.

Trước tình hình thị trường trong nước đang có biến động về giá cả và nguồn hàng, nhất là mặt hàng nông sản, ông Nguyễn Ngọc Nhiễu, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu cho rằng, cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của hàng nội, bảo đảm cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu…

Ứng xử Biển Đông cần khôn khéo

Vấn đề Biển Đông nói riêng và bảo đảm an ninh-quốc phòng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, chiếm sự quan tâm rất lớn của cử tri trong các buổi tiếp xúc với ĐBQH. Cử tri đề nghị cùng với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, Nhà nước cần quan tâm đầu tư bảo đảm cho quốc phòng vững mạnh, đủ sức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ; phát huy tinh thần yêu nước của toàn dân kết hợp với nhiều biện pháp hợp lý thể hiện quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền lãnh thổ. Ông Thái Thanh Hùng, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu đề nghị phải đưa lịch sử quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào chương trình phổ thông giảng dạy cho học sinh hiểu và có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trong khi đó, ông Nguyễn Hội Viên nêu ý kiến, cử tri cần có thông tin chính xác và đầy đủ về tình hình Biển Đông, bởi đây là phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc và mỗi người dân có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

Việc tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông đối với Việt Nam thời gian gần đây đã làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt hải sản, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp và ngư dân. Chất lượng hoạt động trên biển của ngư dân vẫn chưa được đầu tư cải thiện đáng kể. “Ngư dân vẫn còn đánh bắt theo kiểu cầu may”, ông Văn Hữu Thiết nhìn nhận. Vì vậy, các ý kiến cho rằng, cần đầu tư thích đáng cho phát triển kinh tế biển, trong đó có đánh bắt, chế biến thủy sản là một thế mạnh của Việt Nam. Việc phát triển kinh tế cũng là biện pháp để bảo đảm giữ vững chủ quyền, khẳng định được vị thế của Việt Nam…

Trước những ý kiến của cử tri, đồng chí Nguyễn Bá Thanh cho rằng, việc thông tin về tình hình Biển Đông hiện nay vẫn luôn bảo đảm chính xác. Việt Nam thể hiện sự kiên quyết trong đấu tranh giữ vững chủ quyền với biện pháp hòa bình, mềm dẻo khôn khéo, vừa giữ chủ quyền Tổ quốc, đồng thời với gìn giữ mối quan hệ quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

 

N. Thành – S. Trung


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hội thảo “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và Đức”


Hai Viện khoa học của Việt Nam và Đức vừa tổ chức hội thảo nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình cải cách chính quyền địa phương.

nguyen ba thanh
Toàn cảnh hội thảo

Trong hai ngày 7-8/7/2011, tại Đà Nẵng, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và CHLB Đức”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với các yêu cầu liên quan đến cải cách chính quyền, sẽ là phương diện pháp lý để có những kiến nghị sửa đổi ở tầm hiến pháp liên quan đến cải cách chính quyền địa phương. Trong đó có nhiều vấn đề đặt ra  mà hiện nay Việt Nam rất quan tâm như phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ; sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương; nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực có được áp dụng ở địa phương hay không…

Ông Stefan Urban, Giám đốc dự án của Viện KAS khẳng định, với kinh nghiệm về các vấn đề dân chủ hóa, nhà nước pháp quyền …, Viện KAS sẽ hỗ trợ Viện Nhà nước và Pháp luật cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách chính quyền để giúp Việt Nam  góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức.

Hội thảo đã được nghe các nhà khoa học, các nhà quản lý Việt Nam và CHLB Đức báo cáo kinh nghiệm cải cách chính quyền địa phương tại CHLB Đức; về tổng quan thực tiễn cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam trong những năm đổi mới, xu hướng và những vấn đề đặt ra trong cải cách chính quyền địa phương…

Đồng thời, các đại biểu cũng tham luận các vấn đề thực tiễn tại các địa phương được đánh giá có sự đột phá trong cải cách chính quyền như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng diễn tập ứng phó sóng thần cao 6m


– Thông tin vừa được UBND TP Đà Nẵng đưa ra trong Hội nghị triển khai kế hoạch diễn tập, ứng phó với sóng thần năm 2011 diễn ra chiều 3/8.

Theo đó, UBND TP Đà Nẵng sẽ thành lập Ban chỉ đạo và kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố sóng thần qui mô lớn vào ngày 7/10 tới.

Hoạt động diễn tập được thực hiện thành 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là báo cáo các phương án triển khai ứng phó sóng thần, tìm kiếm cứu nạn; Giai đoạn hai là diễn tập thực tế.

nguyen ba thanh

Hoạt động diễn tập có sự tham gia của gần 3.000 người, máy bay trực thăng, tàu thuyền, ca nô và hàng trăm xe ô tô, xe cứu thương, xe máy

Theo kịch bản, hoạt động diễn tập thực tế dự kiến diễn ra lúc 7h30-11h ngày 7/10/2011 tại phường Thọ Quang (Q.Sơn Trà, Đà Nẵng) với sự tham gia của gần 3.000 người, máy bay trực thăng, tàu thuyền, ca nô và hàng trăm xe ô tô, xe cứu thương, xe máy….

Buổi diễn tập sẽ bắt đầu bằng thông tin về trận động đất mạnh 8,6 độ richter xảy ra ở phía tây quần đảo Philippine, cách bờ biển Việt Nam khoảng 1.800-2.000km, nguy cơ sóng thần ập vào Đà Nẵng sâu từ 600-700m, cao đến 6m.

Ngay sau khi nhận tin báo, các cơ quan liên quan sẽ phát bản tin cảnh báo thông qua các trạm cảnh báo và triển khai di dời người dân ở trường học, cơ quan xí nghiệp ven biển. Một số tình huống giả định như tàu thuyền hư hỏng, tai nạn giao thông, tắc đường…. cũng được tính đến trong hoạt động diễn tập.

Bửu Lân


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thành phố và người nổi tiếng


Hồi xưa, người ta bảo Đà Nẵng giống như cái thân chày giã thịt. Người ta giã ở hai đầu, thế nào đầu chày cũng dính tí thịt, còn thân chày ở giữa như Đà Nẵng không có gì cả. Rồi 12 năm qua, cả nước biết về một vị chủ tịch thành phố nổi tiếng, ông Nguyễn Bá Thanh, làm chủ tịch suốt 10 năm (từ 1996 đến 2006), tiếp theo làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Nhà hàng Memory ben sông Hàn

Nhà hàng Memory ben sông Hàn

Có hàng trăm câu chuyện ông chủ tịch thành phố đã làm những gì để có Đà Nẵng ngày càng nổi tiếng về tốc độ phát triển nhanh, về thành phố đẹp, một viên ngọc về môi trường sống tốt đẹp theo rất nhiều ý nghĩa.

Người ta hay nói chuyện Đà Nẵng đứng đầu về chỉ số cạnh tranh của môi trường đầu tư, thành phố có cơ sở hạ tầng giao thông tốt nhất trong khu vực miền Trung, đất đai Đà Nẵng có tính thanh khoản cao vì đây là vùng đất sống tốt.

Còn tôi, có thể đo đếm sự nổi tiếng của Đà Nẵng tiếp tục gia tăng bằng chuyện những người bạn mới quen luôn đòi số điện thoại khi biết mình hộ khẩu Đà Nẵng. Mỗi mùa Hè, mỗi chuyến công tác, mỗi đợt họp hành, danh bạ điện thoại dày lên những con số mới, những người vì yêu mến Đà Nẵng mà muốn giữ liên lạc với mình.

Đà Nẵng nổi tiếng, và người làm cho Đà Nẵng đi lên là ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã trở thành người nổi tiếng trong giới lãnh đạo. Nói đến ông là người ta nghĩ đến hàng loạt giá trị mà Đà Nẵng đạt được trong thời kỳ ông làm lãnh đạo.

Tên tuổi của ông bây giờ thành một sự bảo chứng giá trị cho một tương lai tiếp tục phát triển. Bằng chứng là trong 5 năm qua, hàng chục tập đoàn, quỹ đầu tư trong và ngoài nước đã “cắm sào” làm ăn, góp phần tạo ra những cú hích kinh tế mạnh mẽ cho thị trường này.

Dịp 30 tháng 4 vừa qua, một thương hiệu có tiếng của Đà Nẵng là Festival pháo hoa đã diễn ra tốt đẹp. Có hàng chục công trình ăn theo sự kiện này, ba tập đoàn địa ốc mở hàng bán căn hộ, biệt thự đất nền, có hoa hậu, có các ngôi sao giải trí hạng nhất đến tham dự. Nhưng chuyện làm ăn của một doanh nghiệp dừng ở mức đó. Một thành phố có những cách PR khác.

Cầu quay sông Hàn ở Đà Nẵng

Cầu quay sông Hàn ở Đà Nẵng

Ngày 30 tháng 4 năm nay, một nhà hàng cà phê xây nổi trên sông Hàn, ngay khúc con sông đi qua trung tâm thành phố chính thức khai trương. Nhà hàng Memory rất sang trọng, nhưng sang trọng thôi cũng không lạ, bởi vì quanh đoạn đường này có hàng chục nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại cao cấp.

Quan trọng ở chỗ chủ đầu tư của nhà hàng này là cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một MC nổi tiếng. Việt kiều về Hà Nội hay TP.HCM đầu tư không có gì lạ. Các ngôi sao chọn TP.HCM để kinh doanh là tuân theo quy luật “nước chảy chỗ trũng”. Nhưng một Việt kiều nổi tiếng như cô Kỳ Duyên đến Đà Nẵng làm ăn, dù chỉ chút đỉnh là cái nhà hàng khoảng vài triệu đô la, vẫn là một sự kích thích về hình ảnh mới của thành phố.

“Đất lành chim đậu”, những người nổi tiếng đang đến đây sẽ làm yên tâm nhà đầu tư địa ốc nhỏ lẻ, và sau đó đất nền, biệt thự từ các dự án cũng bán vèo.

Từ sự xuất hiện của MC Kỳ Duyên vào cái buổi khai trương với tư cách bà chủ, nhà hàng này đông nườm nượp khách Hà Nội đến uống cà phê sáng và bàn bạc chuyện đầu tư đất ở Đà Nẵng, và có thể là chuyện dời cơ sở kinh doanh đến thành phố biển. Nghe đầy vô lý, nhưng lại rất có lý trong bối cảnh tâm lý làm ăn của người Việt ta vẫn còn theo phong trào.

Đến đây, tôi tin việc cô Kỳ Duyên đầu tư vào nhà hàng nổi trên sông Hàn không thể là lựa chọn tình cờ. Đây là vị trí đất mặt tiền về giải trí của thành phố, nó được dành cho ngôi sao này là sự tính toán về cách thức PR cho môi trường kinh doanh ở Đà Nẵng.

Thành phố nhỏ muốn vươn lên toàn diện rất cần thương hiệu. Đà Nẵng đã có thương hiệu về một ông lãnh đạo uy tín năng động và bộ máy hành chính thothông suốt, có những sản phẩm du lịch thuộc “hàng khủng” như lễ hội pháo hoa, có bờ biển đẹp nhất hành tinh.

Nhưng một cô MC Việt kiều như Kỳ Duyên cũng có thể góp phần PR cho thành phố hơn bất cứ một ca sĩ nổi tiếng khác trong nước. Nó như một hiệu ứng tốt và tác động qua lại giữa mối quan hệ thành phố và người nổi tiếng.

BÍCH HỒNG


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)