Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phú Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Phú Trọng. Hiển thị tất cả bài đăng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Savannakhet của Lào


 

nguyen ba thanh
Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tại sân bay Savannakhet. (Ảnh: Trí Dũng)

Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam chiều 21/6 đã rời thủ đô Vientiane đi thăm tỉnh Savannakhet.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisolit tháp tùng Đoàn.

Đông đảo các lãnh đạo tỉnh Savannakhet; cán bộ, nhân viên Tổng lãnh sự quán và bà con Việt kiều tại đây cùng hàng nghìn người dân địa phương đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam ngay tại sân bay và dọc hai bên đường về khách sạn nơi đoàn ở.

Tiếp đoàn lãnh đạo tỉnh Savannakhet do Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Savannakhet Souphanh Keomyxay dẫn đầu đến chào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng được đến thăm một tỉnh có vị trí địa chính trị rất quan trọng, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng Lào, quê hương của cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane và nhiều đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng, Nhà nước Lào.

Cùng với cả nước, Savannakhet đã có nhiều nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, khai thác tiềm năng vốn có để vươn lên đạt nhiều thành tích trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao kết quả hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa Savannakhet và nhiều địa phương của Việt Nam như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế…

Nhấn mạnh truyền thống quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng mỗi nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Savannakhet tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương của Việt Nam theo hướng ngày càng thiết thực và hiệu quả, nhất là các địa phương khu vực biên giới, nhằm giữ gìn đường biên giới chung hòa bình, ổn định giữa hai nước.

Ông Souphanh Keomyxay trân trọng thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; về quan hệ hợp tác giữa Savannakhet với Việt Nam.

Là tỉnh trung tâm của hành lang kinh tế Đông-Tây, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, Savannakhet đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế-xã hội, GDP tăng trưởng trung bình 10%/năm.

Cùng với sản xuất lương thực, nhiều loại cây công nghiệp như mía, cao su, bạch đàn… nhiều ngành công nghiệp đã được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, cải thiện điều kiện y tế, giáo dục.

Bên cạnh đó, Đảng, chính quyền tỉnh luôn quan tâm bảo đảm an ninh quốc phòng, tăng cường đoàn kết toàn dân, chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh…

Trong giai đoạn sắp tới, cùng với những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, Savannakhet mong muốn tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các địa phương của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ ba tại Savannakhet, với 24 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 140 triệu USD, trong đó nhiều dự án có hiệu quả cao, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của địa phương.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng công bố tặng công trình Nhà Văn hóa, như một món quà thể hiện tình cảm anh em thắm thiết của nhân dân Việt Nam đối với nhân dân tỉnh Savannakhet.

Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Souphanh Keomyxay trân trọng cảm ơn món quà có ý nghĩa thiết thực và cho biết Công trình Nhà văn hóa sẽ mang tên cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane. Ông Souphanh Keomyxay cũng nhấn mạnh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Savannakhet sẽ hết sức nỗ lực để góp phần không ngừng vun đắp, phát triển truyền thống quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.

Tại Savannakhet, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng các thành viên trong Đoàn đã đi thăm Trung tâm đào tạo tiếng Việt của tỉnh, tham dự Lễ buộc chỉ cổ tay và chúc phúc theo truyền thống của nhân dân Lào

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào


 

nguyen ba thanh
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Tiếp tục chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 21/6, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ Lào ở thủ đô Vientiane. Tiếp đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự kỳ họp thứ nhất khóa VII Quốc hội Lào. Cùng tham dự có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chummaly Sayasone và phu nhân, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao của Lào.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotou nhiệt liệt chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm và tham dự kỳ họp.

Theo Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu, chuyến thăm mang đến những tình cảm đoàn kết, hữu nghị, thủy chung, trong sáng của người bạn, người đồng chí, anh em thân thiết. Diễn ra trong bối cảnh hai Đảng, hai nước vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa mới, tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp nên chuyến thăm không chỉ là sự động viên, cổ vũ to lớn đối với nhân dân các dân tộc Lào, mà còn tiếp thêm sức sống mới, đưa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam tiếp tục phát triển lên một bước mới, góp phần vì sự nghiệp xây dựng, phát triển ở mỗi nước.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu nêu rõ là người bạn gần gũi và thân thiết, nhân dân các dân tộc Lào anh em luôn dõi theo và vui mừng nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Mọi thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Lào luôn gắn liền với sự giúp đỡ to lớn và hiệu quả của nhân dân Việt Nam anh em.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã luôn ủng hộ, giúp đỡ Quốc hội Lào nâng cao năng lực hoạt động, đồng thời cho biết hai bên luôn tăng cường phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Pany Dathotu thông báo một số nét về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII của Lào, những nội dung chính và ý nghĩa quan trọng của kỳ họp lần thứ nhất này đối với đời sống chính trị-xã hội của đất nước.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, sự giám sát của Quốc hội và tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân Lào, nhất định Nghị quyết Đại hội IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII của Lào sẽ được thực hiện thắng lợi; công cuộc đổi mới của Lào sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa; vị thế của Lào ở khu vực và trên thế giới sẽ không ngừng được nâng cao; nhân dân Lào sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng đất nước Lào vững mạnh, dân giàu, xã hội đoàn kết hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh, tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào làm hết sức mình để không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, truyền mãi cho các thế hệ mai sau, coi đây là nguyên tắc chiến lược, quy luật phát triển và nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của mỗi nước. (Xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

Cùng ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân đã đi thăm gia đình các lãnh đạo lão thành của Lào: gia đình nguyên Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước Khamtai Siphandon, gia đình cố Chủ tịch Cayson Phomvihan, gia đình cố Chủ tịch Nouhak Phoumsavan.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cũng đã đến dâng hoa, thắp hương, thăm và ghi lưu bút tại Nhà lưu niệm cố Chủ tịch Souphanouvong ở thủ đô Vientiane.

Trong dòng lưu bút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viết: “Trở lại thăm đất nước Lào tươi đẹp trên cương vị Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rất xúc động thăm Nhà lưu niệm Chủ tịch Souphanouvong. Qua những hình ảnh và hiện vật, chúng tôi càng hiểu thêm về Chủ tịch Souphanouvong – một nhà trí thức yêu nước, người con ưu tú, người chiến sỹ cách mạng trung kiên, nhà lãnh đạo uy tín suốt đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, cho độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào; người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, người đã góp phần to lớn xây đắp nền móng vững chắc cho tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, thủy chung, trong sáng Việt-Lào. Tưởng nhớ đến Người, chúng tôi nguyện làm hết sức mình để quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào mãi mãi xanh tươi, thơm ngát hơn bất cứ đóa hoa nào thơm nhất. Chủ tịch Souphanouvong sống mãi trong tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào”./.

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào


Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

nguyen ba thanh
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch

Hôm nay 20/6, Tổng Bí thư, Chủ  tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Đảng ta đã tới thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone và Phu nhân.

Tham gia Đoàn cấp cao có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng- Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam- Lào; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân và một số lãnh đạo Bộ, ngành…

Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch.

Sau lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone.

Đồng chí Chummaly Sayasone nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của đồng chí Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, nhấn mạnh vinh dự Lào là nước đầu tiên được đón Tổng Bí thư ngay trong đầu nhiệm kỳ mới của hai Đảng và sau tổ chức bầu cử Quốc hội thành công.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Đồng chí Chummaly Sayasone tin tưởng rằng kết quả chuyến thăm này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào phát triển sâu sắc và toàn diện.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những tình cảm đặc biệt mà các đồng chí lãnh đạo và nhân dân Lào đã dành cho cá nhân và đoàn cấp cao Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, hai Tổng Bí thư bày tỏ lòng biết ơn về sự ủng hộ, giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, to lớn và có hiệu quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển của mỗi Đảng, mỗi nước.

Hai bên khẳng định quyết tâm mãi mãi giữ gìn, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp, coi đó là quy luật phát triển, là nhân tố quan trọng đảm bảo thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước, là tài sản vô giá mà hai Đảng, hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

Hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thoả đáng tính chất đặc biệt của quan hệ hai nước với thông lệ quốc tế.

Hai bên sẽ tăng cường các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bằng nhiều hình thức giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các Bộ, ngành, các đoàn thể, địa phương. Tiếp tục giáo dục sâu rộng trong nhân dân nhất là thế hệ trẻ về truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam- Lào; tuyên truyền phổ biến rộng rãi các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hai bên đánh giá cao kết quả kỳ họp 33 Uỷ ban Liên Chính phủ hai nước, khẳng định phối hợp chặt chẽ để thực hiện thắng lợi Thoả thuận chiến lược về hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Chummaly Sayasone

Hai bên cũng thống nhất các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phòng chống các loại tội phạm qua biên giới; hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới vào năm 2014 và tiếp tục xây dựng tuyến biên giới Việt Nam- Lào hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển toàn diện, bền vững, lâu dài.

Trong hội đàm cấp cao, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp hành động tại các tổ chức quốc tế, khu vực mà hai nước là thành viên, nhất là trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng, phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước; tăng cường hợp tác trong việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn nước sông Mekong một cách có hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hoà lợi ích của nhân dân các nước ven sông.

Hai bên khẳng định mong muốn cùng các bên liên quan giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, nhằm giữ gìn hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam ủng hộ và làm hết sức mình để Lào sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Á- Âu (ASEM) vào năm 2012.

Để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962 – 2012) và 35 năm ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào (1977- 2012), hai bên nhất trí lấy năm 2012 là năm “Đoàn kết hữu nghị Việt – Lào”.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào và phu nhân sang thăm lại Việt Nam vào thời gian thích hợp. Đồng chí Chummaly Sayasone cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

Đức Nguyễn

 

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả bầu cử


Sáng 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã họp phiên thứ 40 nghe Hội đồng bầu cử báo cáo kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 và cho ý kiến vào việc chuẩn bị Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Nguyễn Đức Kiên, Uông Chu Lưu; Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác như Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012; tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009.

Phiên họp thứ 40 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII.

Về công tác xây dựng pháp luật, Chính phủ đã có văn bản đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn. Về công tác tổ chức nhân sự, dự kiến chương trình bố trí khoảng 11 ngày để Quốc hội xem xét, quyết định về vấn đề này theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật và trên cơ sở nghiên cứu thông lệ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nhiệm kỳ trước. Về các vấn đề kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, Chính phủ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, Quốc hội dành một buổi thảo luận tại tổ và một ngày thảo luận tại Hội trường về nội dung này. Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận tại Hội trường một buổi về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009…

Cho ý kiến vào nội dung chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, đa số Ủy viên Ủy ban nhất trí với nhất dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII và đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến về hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai để có thêm thời gian nghiên cứu, chuẩn bị. Trước một số ý kiến đề nghị chỉ tập trung cho công tác nhân sự và không dành khoảng thời gian 1,5 ngày cho thảo luận về kinh tế – xã hội, các đại biểu cho rằng, đây là kỳ họp quan trọng chủ yếu tập trung cho công tác tổ chức, nhân sự nhưng không vì thế mà không đề cập đến vấn đề kinh tế – xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, trong kỳ họp thứ nhất, Chính phủ cần có báo cáo kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2011, có báo cáo thẩm tra để cho thấy sự tiếp nối của Quốc hội, đáp ứng mong mỏi của cử tri cả nước. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Quang Bình đề nghị cần có báo cáo về Quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009, có thảo luận tổ, hội trường và có Nghị quyết về nội dung này…

Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII là kỳ họp đặc biệt quan trọng, giao thoa giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội vì vậy các Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Văn phòng Quốc hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Kỳ họp sẽ tập trung vào công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan nhà nước, xem xét các báo cáo và quyết định một số nội dung quan trọng như tình hình thực hiện và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2011 (có thảo luận tại tổ và hội trường); phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009… và thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012. Không đưa vào chương trình kỳ họp hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Giáo dục đại học cũng như Báo cáo kết quả giám sát việc tổ chức bầu cử, công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ được tiến hành trong khoảng 13,5 ngày (trong đó 0,5 ngày họp trù bị). Phiên khai mạc được ấn định vào ngày 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8/2011. Công tác tổ chức, nhân sự được bố trí trong khoảng 11 ngày./.


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của Hội đồng bầu cử


Chiều 30/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp thứ năm Hội đồng Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng bầu cử cho ý kiến vào báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử do ông Phạm Minh Tuyên, Trưởng ban công tác đại biểu, Tổng thư ký Hội đồng Bầu cử trình bày cho biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã diễn ra trong không khí dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thành công tốt đẹp.Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử đạt rất cao ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước trong đó, có 4 tỉnh cao nhất, đạt 99,99% là Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn.

Thảo luận, đóng góp ý kiến, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần Thế Vượng cho rằng báo cáo cần làm rõ hơn tầm quan trọng của công tác chuẩn bị đã góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử. Bên cạnh sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thường vụ Quốc hội, cần phải đánh giá vai trò của Hội đồng bầu cử, các tiểu ban giúp việc cho Hội đồng bầu cử, cũng như tổ chức bầu cử các cấp…

Phó Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Văn Quynh đề nghị báo cáo cần đánh giá và làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của cuộc bầu cử đã được nhân dân và cử tri cả nước hết sức quan tâm, những kết quả đạt được thể hiện trách nhiệm cao của cử tri và nhân dân cả nước, đặc biệt là ý nghĩa của việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một thời điểm.

Tán thành với nhiều nội dung của Báo cáo, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cần có sự phân tích, đánh giá để làm rõ hơn tính chất dân chủ, bình đẳng và những kết quả đã đạt được của cuộc bầu cử.

Phát biểu kết luận phiên họp thứ năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Nguyễn Phú Trọng đánh giá báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử về cơ bản đã phản ánh đúng thực chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của các thành viên, Tổng Bí thư đề nghị trong Báo cáo cần nêu rõ bối cảnh, đặc điểm, yêu cầu, tính chất của cuộc bầu cử lần này, đồng thời làm nổi bật những điểm mới của cuộc bầu cử (bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân cùng trong một ngày…).

Trên tinh thần làm rõ hơn về thắng lợi của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, đồng chí đề nghị cần có sự phân tích cụ thể kết quả của cuộc bầu cử để thấy được chất lượng của cuộc bầu cử.

Báo cáo sơ bộ kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 sẽ được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên, trước khi trình Thường vụ Quốc hội xem xét vào đầu tháng Sáu tới./.

Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

(Theo www.nguyenbathanh.com)

TBT Nguyễn Phú Trọng: Vai trò người đứng đầu, đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống


Sáng 20/4/2011, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt khu vực phía Bắc triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị

Dự Hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban Đảng Trung ương, Ban Chỉ đạo học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và gần 400 đại biểu là đại diện Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo 27 tỉnh, thành ủy và 4 đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thành công của Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).

Đại hội đã xây dựng các văn kiện; xác định các mục tiêu, chiến lược và những giải pháp cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên đất nước ta. Đại hội  xác định rõ 8 phương hướng cơ bản xây dựng XHCN và để thực hiện tốt các phương hướng đó, Đại hội cũng đã đề ra 3 khâu đột phá và giải quyết 8 mối quan hệ biện chứng trong quá trình xây dựng XHCN. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Để triển khai việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp uỷ cần chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn đoàn thể chính trị – xã hội, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện một cách tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị và tạo ra phong trào thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, trong xây dựng chương trình hành động, cần chú trọng đề ra các biện pháp thiết thực, có lộ trình hợp lý giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, cấp bách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Các cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp cần tổ chức tốt các đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Trong quá trình quán triệt, cần tổ chức thảo luận, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận thức rõ các quan điểm cơ bản, những điểm mới của các văn kiện, làm rõ nội dung các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp, định hướng trong mỗi văn kiện. Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI cần tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, không làm lướt. Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc tổ chức học tập, quán triệt, kết hợp với thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị khác, đặc biệt là công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Cần có các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trên cơ sở học tập, thảo luận, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; tăng cường phê bình và tự phê bình, phê phán các biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng.

Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: cần nghiên cứu sâu các nội dung cơ bản, các điểm mới, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm, giải pháp; từ đó liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế sau khi học tập. Cán bộ, đảng viên cơ sở cần được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, cơ sở để người học nắm vững các luận điểm cơ bản và có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống, công tác. Quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết, các cấp ủy cần đề cao vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp uỷ và lựa chọn các báo cáo viên có quan điểm chính trị vững vàng để phổ biến, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội. Đội ngũ báo cáo viên cần được nghiên cứu, học tập và quán triệt trước.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương và các tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.

Hội nghị được tổ chức từ ngày 20 đến 22/4. Các đại biểu sẽ được nghe các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, các đồng chí trực tiếp tham gia các Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội XI truyền đạt về những luận điểm cơ bản và những điểm mới trong các văn kiện; thảo luận về các văn kiện quan trọng của Đại hội XI là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Các đại biểu cũng nghe Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn và thảo luận về việc triển khai tổ chức học tập, quán triệt tại địa phương, cơ sở./.

PV


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu Hội nghị Quốc tế các chính đảng châu Á ICAPP


Tại trụ sở Trung ương Đảng ngày 19/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp thân mật Đoàn đại biểu Hội nghị Quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn đại biểu ICAPP gồm: ông Jose De Venecia, Chủ tịch sáng lập, đồng Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP; ông Chung Eui-yong, đồng Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP, Tổng Thư ký ICAPP; ông Mushahid Hussain Sayed, Báo cáo viên chuyên trách của ICAPP.

Tổng Bí thư , Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao ICAPP do ông Jose De Venecie dẫn đầu.

Đánh giá cao những thành công mà ICAPP đã đạt được trong 10 năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Phú Trọng cho rằng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động như hiện nay, các đảng chính trị cần tích cực thúc đẩy hợp tác, tạo nhận thức chung và sự đồng thuận nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả đối phó với những thách thức chung của khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tin tưởng ICAPP sẽ ngày càng phát huy vai trò và ảnh hưởng, không chỉ trong khu vực mà còn mở rộng hợp tác với các chính đảng và tổ chức đa phương chính đảng ở các khu vực khác.  Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ và đóng góp tích cực vào các hoạt động của Ủy ban Thường trực cũng như vào các hoạt động chung của ICAPP, góp phần vào duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Các nhà lãnh đạo ICAPP đã thông báo với Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng những kết quả chủ yếu sau 10 năm hoạt động của ICAPP. Các nhà lãnh đạo ICAPP tin tưởng với vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Ủy viên Ủy ban Thường trực ICAPP  sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ICAPP, góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

*Trước đó, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã có buổi hội đàm với Đoàn đại biểu ICAPP. Hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường sự hợp tác chặt chẽ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Ủy ban Thường trực ICAPP nói riêng và các hoạt động của ICAPP nói chung, đồng thời tập trung trao đổi các hướng hoạt động sắp tới của ICAPP cũng như nêu các sáng kiến nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện các mục tiêu của ICAPP.

PV


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kon Tum nâng cao mức sống cho đồng bào các dân tộc


Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên, trong hai ngày 16-17/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội ,Chủ tịch Hội đồng bầu cử Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác của Trung ương đã làm việc tại tỉnh Kon Tum. Sáng 17/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, tập trung vào các nội dung tình hình triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng; tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, đặc biệt là các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.Báo cáo về tình hình của Kon Tum, Bí thư Tỉnh ủy Hà Ban cho biết là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại Kon Tum.

Đến nay, bình quân thu nhập đầu người đạt hơn 13 triệu đồng/người/năm; tăng trưởng kinh tế năm qua đạt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây; thu ngân sách trên địa bàn đã vượt 1.300 tỷ đồng. Các cây trồng chủ lực (lúa, ngô, cao su, càphê, hồ tiêu…) đều được đầu tư phát triển mạnh, góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu lên gần 60 triệu USD.

Thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11 của Chính phủ, tỉnh quyết định tạm dừng đầu tư 7 công trình với tổng kinh phí 37,7 tỷ đồng; giãn tiến độ đầu tư 3 công trình với tổng kinh phí 15,5 tỷ đồng; tiết kiệm 10% chi thường xuyên tương đương hơn 23 tỷ đồng, dừng mua 8 ôtô với giá trị 8,81 tỷ đồng…

Trong quý 1 năm 2011, Kon Tum chịu nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán và dịch bệnh gia súc, nhiều diện tích cây trồng bị mất trắng, hàng ngàn con trâu, bò, lợn bị chết hoặc tiêu hủy… Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách trên địa bàn đều tăng, tỉnh cũng đã cấp chứng nhận 18 dự án đầu tư, thành lập mới 78 doanh nghiệp, mở rộng đầu tư 20 doanh nghiệp… tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.

Công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại Kon Tum được triển khai tích cực, nghiêm túc, đảm bảo đúng tiến độ, trình tự, thủ tục, phát huy dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Toàn tỉnh dự kiến có 717 khu vực bỏ phiếu, được bầu 6 đại biểu Quốc hội, 50 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 279 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, 1.416 đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Do đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, giao thông, thông tin liên lạc khó khăn, thời điểm bầu cử lại vào mùa mưa, được phép của Hội đồng bầu cử, Kon Tum sẽ tiến hành bầu cử sớm, trước một ngày (21/5/2011) so với ngày bầu cử toàn quốc, đối với một số khu vực bỏ phiếu trên địa bàn huyện Kon Plong, Sa Thầy, Tu Mơrông, Đăk Glei.

Khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, thông qua nhiều chương trình, chính sách cụ thể, thiết thực, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chủ động, tích cực hơn nữa trong việc cải thiện và nâng cao mức sống cho đồng bào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Kon Tum đã nhanh chóng tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, tỉnh cần tiến hành bài bản hơn nữa, làm sao quán triệt sâu sắc những đường lối chiến lược, quan điểm cơ bản, những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và giải pháp lớn, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế tại địa phương, đưa Kon Tum ngày càng phát triển, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của cả nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong muốn Kon Tum khẩn trương cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra thành các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của địa phương về tài nguyên, đất đai, rừng… đẩy mạnh phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Kon Tum giải quyết thấu đáo các vấn đề thiết thân đối với địa phương, bảo đảm đất sản xuất cho dân, quan tâm phát triển thủy lợi, đẩy mạnh trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao…

Chia sẻ những khó khăn trong sản xuất và đời sống mà bà con phải gánh chịu trong bối cảnh tình hình lạm phát, giá giả leo thang như hiện nay, Tổng Bí thư mong muốn bà con hãy tích cực hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Nhấn mạnh Tây Nguyên, trong đó có Kon Tum là địa bàn chiến lược về quốc phòng an ninh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mong rằng, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí trong dân, trong Đảng, xây dựng cơ sở chính trị, thế trận lòng dân vững chắc, làm tốt công tác dân tộc, công tác tôn giáo, công tác dân vận, giữ vững ổn định ngay từ cơ sở, đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, thì công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được coi là nhiệm vụ then chốt.

Kon Tum cần tập trung chăm lo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ đảng viên gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, giữ vững niềm tin của dân đối với Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Kon Tum tiếp tục chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết, bảo đảm việc tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 thành công tốt đẹp, thực sự dân chủ và đúng luật. Tại Kon Tum, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đã đến thăm bà con các dân tộc ở thôn Đắc Mút, xã Đắc Mar, làm việc với lãnh đạo huyện Đắc Hà.

Nói chuyện với bà con dân tộc Bahnar trong ngôi nhà Rông truyền thống ở thôn Đăk Mút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi tình hình sản xuất, đời sống của bà con, từ hộ làm kinh tế giỏi như gia đình Mguih đến hộ nghèo như gia đình Achun.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng căn dặn bà con phải luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống, giữ gìn những sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, không nghe kẻ xấu xúi giục làm điều xấu, tập trung thi đua lao động sản xuất hướng tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, nghiêm chỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân.

Làm việc với lãnh đạo huyện Đắc Hà, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền các cấp trong huyện đã tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm); có nhiều mô hình mới, hiệu quả nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ đất và rừng, phát triển mạnh các cây trồng chủ lực như cao su, cà phê, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, mở hướng phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường.

Bên cạnh đó, huyện luôn chăm lo các hộ nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thông qua mô hình “Ngân hàng lương thực cộng đồng,” Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Đăk Hà quan tâm giải quyết một số vấn đề thiết yếu ở địa phương, tìm hướng lâu dài để bảo đảm nguồn nước tưới phục vụ phát triển sản xuất; chăm lo xây dựng, phát triển Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước vươn lên trở thành một huyện giàu có. Tại Đăk Mút, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, tặng quà Già làng A Jur và gia đình nông dân A Văng./.

Nguyễn Thị Sự
Nguồn: http://nguyenphutrong.com/2011/04/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-kon-tum-nang-cao-muc-song-cho-dong-bao-cac-dan-toc.htm

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Gia Lai cần giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở


Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai- một tỉnh miền núi, biên giới phía bắc Tây Nguyên, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, yên lòng dân, giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở là tiền đề vững chắc cho phát triển lâu dài.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nguyên, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, làm việc tại tỉnh Gia Lai trong 2 ngày 15-16/4 về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội theo tinh thần Kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi làm việc với đại diện chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở huyện Chư Sê, Gia Lai

Sáng 16/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tổ chức thực hiện có kết quả trên địa bàn.

Quý I/2011, mặc dù bị ảnh hưởng bởi hạn hán, dịch bệnh trên gia súc, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn duy trì ở mức khá, đạt hơn 12%. Tổng thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, bằng 30,26% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác chuẩn bị bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã được chuẩn bị chu đáo, đúng quy trình, quy định.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý, trong cơ cấu thành phần đại biểu, Gia Lai cần bảo đảm tỷ lệ thích đáng đại biểu nữ, đại biểu là người dân tộc thiểu số, trên cơ sở các tiêu chuẩn, điều kiện, năng lực, đáp ứng yêu cầu công tác của đại biểu.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh việc triển khai học tập, quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, trên cơ sở đó cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011.

Về thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý Gia Lai cần quan tâm làm tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, rừng; chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đặc biệt ở cơ sở; chăm lo đời sống nhân dân, hạn chế chênh lệch giàu – nghèo.

Khẳng định vị trí, tầm quan trọng chiến lược của địa bàn Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh để giữ vững quốc phòng an ninh, tỉnh cần tập trung xây dựng cơ sở vững chắc cả về chính trị, kinh tế, đặc biệt là củng cố, nhân lên niềm tin của dân đối với Đảng. Yên lòng dân, giữ vững ổn định và phát triển từ cơ sở, đó mới là tiền đề vững chắc cho phát triển lâu dài.

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc tại huyện Chư Sê, nơi có 123/183 thôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số, một trọng điểm của tỉnh Gia Lai về phát triển cây công nghiệp (cao su, hạt tiêu, cà phê).

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên, người lao động Binh đoàn 15, đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới và cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn 3.

Nguyễn Sự

Nguồn : http://nguyenphutrong.com


(Theo www.nguyenbathanh.com)