Đà Nẵng cuối tuần: Vì một thành phố hiện đại và quyến rũ


Từ ngày 10 đến 20-11-2010, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Mỹ  thuật thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng Quỹ  Điêu khắc Đà Nẵng tổ chức Trại sáng tác  Điêu khắc 2010. Những phác thảo tượng ngoài trời có chất lượng tốt sẽ được chọn lọc, nâng cao thành các tác phẩm hoàn chỉnh có thể đặt ở công viên, quảng trường, bờ sông, bãi biển… trên địa bàn thành phố.

Tượng Madona (Mẹ bồng con) thực hiện từ Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng được chuyển đến Na Uy.

Thời gian vừa qua, tại Đà Nẵng, cùng với việc mở rộng không gian đô thị, ngày càng có nhiều không gian đặt tượng thật lý tưởng, chỉ tiếc là bóng dáng tượng còn quá trống vắng. Trừ những dịp lễ hội, bù vào sự thiếu hụt này, lại phải huy động các sản phẩm đá mỹ nghệ bày dọc bên sông Hàn. Mặc dù những sản phẩm này thể hiện tài năng tinh xảo của các nghệ nhân làng đá Ngũ Hành Sơn, nhưng vẫn chưa thể nói lên diện mạo nghệ thuật điêu khắc của một thành phố ngày càng hiện đại như Đà Nẵng cần có. Vì vậy, việc mở trại điêu khắc sẽ là  một cơ hội để các nhà điêu khắc toàn quốc giới thiệu tác phẩm của mình trước công chúng thành phố, và đem đến cho họ sự tiếp cận, chọn lựa phong phú.

Đại diện Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng trao tặng phiên bản tượng thần Ganesha cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Ngoài sự tham gia của các hội viên Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng chuyên ngành Điêu khắc, Trại sáng tác còn có sự góp mặt của nhiều nhà điêu khắc cả nước. Họa sĩ Nguyễn Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức Trại, cho biết: Trại sáng tác không hạn chế về đề tài và chất liệu, tuy nhiên, ưu tiên cho những tác phẩm phản ánh cuộc sống xã hội và lịch sử của TP. Đà Nẵng và thể hiện trên chất liệu đá. Các phác thảo tác phẩm là kết quả của Trại thuộc sở hữu của Ban tổ chức. Tác giả giữ bản quyền phác thảo tác phẩm của mình. Việc khai thác các phác thảo tác phẩm sau này phải được sự đồng ý của tác giả và tác giả được hưởng nhuận bút theo thỏa thuận giữa hai bên.

Tác phẩm của nhà điêu khắc Na Uy Oyvin Storbaekhen.

Trong kế hoạch sắp tới, cùng với việc tập trung vận động các nguồn tài trợ, tập hợp giới điêu khắc trong nước tham gia sáng tác, từng bước thực hiện đề án phát triển các tượng công cộng ngoài trời của thành phố Đà Nẵng, Quỹ Điêu khắc Đà Nẵng sẽ hợp tác đào tạo thợ điêu khắc cho Lào và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giao lưu văn hóa-nghệ thuật với các nhà điêu khắc quốc tế, nhất là với Na Uy.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng triển khai hàng loạt biện pháp bình ổn giá


Đà Nẵng đã triển khai hàng loạt các biện pháp bình ổn giá cả cuối năm như dự trữ 500 tấn gạo, thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát giá, hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ, đẩy mạnh sản xuất.

Chỉ số giá tiêu dùng thành phố Đà Nẵng tháng 10 tăng 0,51% so với tháng 9

Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Đà Nẵng cho biết chỉ số giá tiêu dùng của thành phố tính hết tháng 10 tăng 8,14% so với cuối năm 2009, tăng 9,65% so với cùng kỳ. So với tháng 9 năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng thành phố Đà Nẵng tháng 10 tăng 0,51%.

Trong tháng 10, giá các mặt hàng lương thực không thay đổi so với tháng 9. Thị trường thực phẩm về cơ bản là ổn định, chỉ có một số mặt hàng tăng giá nhẹ.

Nhiều biện pháp bình ổn giá

Trong thời gian qua thành phố đã triển khai một số việc nhằm bình ổn giá cả như chỉ đạo Sở Công Thương, Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng thực hiện việc dự trữ 500 tấn gạo để bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến với giá thấp hơn giá thị trường khoảng 10%.

Hằng năm, thành phố đều chỉ đạo mua trữ trước 1.000 tấn thịt heo hơi để bình ổn giá cả mặt hàng này. Trong năm nay, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện bình ổn mặt hàng thịt heo cùng một số mặt hàng thiết yếu khác.

UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã làm việc với Tổng Cục dự trữ nhà nước, Dự trữ Quốc gia Khu vực Đà Nẵng để xây dựng cơ chế phối hợp trong việc hỗ trợ lương thực, thực phẩm, phương tiện phòng chống và khắc phục bão, lụt.

Để không bị tư thương đẩy giá trục lợi, UBND thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra, kiểm soát hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những tháng cuối năm.

Về ổn định sản xuất, thành phố đã chỉ đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất cho vay trung, dài hạn trong năm 2010 theo Quyết định 443/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, giảm giá thành.

Đồng thời, uỷ thác vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố để cho vay giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu.

Hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ hàng bình ổn giá

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương

Dự báo về tình hình giá cả trong thời gian tới tại thành phố Đà Nẵng, ông Võ Duy Khương cho biết theo quy luật chung của thị trường, những tháng cuối năm giá cả có xu hướng tăng  song tại Đà Nẵng sẽ không có tình trạng tăng giá đột biến, ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng.

Để tiếp tục ổn định tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường của các đoàn kiểm tra liên ngành mà thành phố đã thành lập, tổ chức tháng bán hàng khuyến mãi góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Mặt khác, thành phố sẽ hỗ trợ kinh phí và lãi suất cho các doanh nghiệp dự trữ lương thực, hàng hoá thiết yếu để bình ổn giá trong những tình huống khẩn cấp và dịp Tết Nguyên đán Tân Mão.

UBND cũng tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn hỗ trợ xuất khẩu từ Quỹ Đầu tư phát triển thành phố.

Đặc biệt sẽ tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng,  ngoại tệ và yêu cầu các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất phát sóng, đăng bài để tuyên truyền chính sách quản lý nhà nước về giá của thành phố, diễn biến giá cả thị trường, tình hình cung ứng hàng hoá cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng


UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng. Trung tâm có tên giao dịch tiếng anh là Danang Biotechnology Center (DanaBC), chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản để giao dịch theo quy định.



Trung tâm Công nghệ sinh học có nhiệm vụ quản lý, lưu trữ và phát triển các nguồn gen giống cây, con.

Trung tâm Công nghệ sinh học Đà Nẵng có nhiệm vụ tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố về định hướng phát triển, xây dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường. Nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, thực hiện các dịch vụ, tư vấn và triển khai kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học vào sản xuất. Liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học, quản lý lưu trữ và sưu tập nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng và nhân nhanh giống cây, con bằng công nghệ sinh học… Trung tâm cũng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học cho thành phố.

(Ngọc Thủy)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Việt Nam trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng


Vịnh Hạ Long, Việt Nam

Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến được ưa chuộng đối với các du khách Thái Lan, Australia, Nhật Bản và Singapore nhờ vào sắc thái văn hóa, cảnh đẹp và những địa điểm du lịch giá cả phải chăng.

Bản tin hôm thứ 6 của Bernama trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng kết quả cuộc khảo sát do Công ty Visa và Hiệp hội Dự luật Á châu Thái bình dương thực hiện cho thấy trong số những người có phần chắc sẽ đến thăm Việt Nam trong vòng 2 năm tới có 17% là người Thái Lan, 16% người Australia, và 11% là du khách Nhật Bản và Singapore.

Bản tin trích lời ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nói rằng để thu hút thêm du khách, Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc tân trang cơ sở hạ tầng, đào tạo hướng dẫn viên, cải thiện phẩm chất dịch vụ và bảo vệ môi trường. Ông Cường cho biết trong 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã đón 4,2 triệu lượt khách nước ngoài, tăng 40% so với cùng thời gian này năm ngoái. Ông nói thêm rằng trong hai tháng 11 và 12, mỗi tháng sẽ có chừng 420 ngàn tới 450 ngàn khách nước ngoài tới Việt Nam, nên hoàn toàn có khả năng là du lịch Việt Nam đạt được con số 5 triệu lượt khách vào cuối năm nay, tăng 1 triệu 200 ngàn so với năm ngoái.

Nguồn: Bernama, VNA


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Canada muốn hợp tác về vận tải biển với Việt Nam


Ảnh minh họa

Ngày 11/11, Chủ tịch Hội đồng Ngân sách của Canada kiêm Bộ trưởng khu vực Cửa ngõ Châu Á-Thái Bình Dương, ông Stockwell Day, đã dẫn đầu đoàn Sáng kiến Cửa ngõ và Hành lang châu Á-Thái Bình Dương sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đoàn đã làm việc và tìm hiểu hoạt động của các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa Canada với Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong lĩnh vực vận tải biển, dịch vụ cảng biển.



Cửa ngõ và Hành lang châu Á-Thái Bình Dương (APGCI) là mạng lưới hạ tầng vận tải bao gồm các cảng biển, các mạch nối chính bằng đường bộ, đường sắt trải dài khắp miền Tây Canada và về phía Nam Hoa Kỳ; các tuyến đường biên giới trọng điểm, các sân bay chính của Canada.

Sáng kiến APGCI được Thủ tướng Canada công bố ngày 11/10/2006 nhắm đến mục tiêu tận dụng vị trí chiến lược của Canada để phát triển dịch vụ vận tải.

Tại cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Stockwell Day chia sẻ mong muốn tăng cường, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước.

Ông Stockwell Day cho biết, từ mức đầu tư ban đầu 591 triệu USD, đến nay APGCI đã có 3,5 tỷ USD từ cam kết của chính quyền các cấp của Canada cho các dự án cơ sở hạ tầng của Cửa ngõ, bao gồm hơn 1,4 tỷ USD vốn góp của chính quyền liên bang.

Giới thiệu về APGCI với những lợi thế cạnh tranh, ông Stockwell Day khẳng định APGCI sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải của Việt Nam, giúp kết nối và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại thị trường Canada.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Minh Trí nhấn mạnh Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý cho hoạt động vận tải biển, nằm ở cửa ngõ giao thương của Việt Nam và khu vực, là đầu mối liên kết giao thông của vùng, giao lưu quốc tế của khu vực, với hệ thống vận tải đường sắt, cảng biển, hàng không…

Ông Lê Minh Trí cũng khẳng định hoạt động vận tải biển là hướng phát triển quan trọng của thành phố, tạo động lực giúp thành phố mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển về nhiều mặt. Vì vậy, thành phố đang đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển mới nằm bên sông Soài Rạp tại Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, bên cạnh Cảng Sài Gòn hiện hữu với năng lực trên 10 triệu tấn/năm.

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá cao Sáng kiến APGCI, mong muốn thành phố tham gia góp phần thực hiện Sáng kiến, hoan nghênh và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Canada nói chung, doanh nghiệp vận tải biển của Canada nói riêng đến thành phố tìm kiếm đối tác và cơ hội hợp tác, đầu tư./.

Hoàng Liên Sơn


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Nga kết thúc giai đoạn quan trọng cải cách quân đội


Quân đội Nga. (Nguồn: Reuters)

Ngày 10/11, tại phiên họp lưu động của Bộ Quốc phòng Nga ở Khabarovsk, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdiukov tuyên bố nước này vừa kết thúc giai đoạn quan trọng nhất trong công cuộc cải cách quân đội, các quân khu đã được thành lập trước thời hạn.

Cũng tại phiên họp trên, các quan chức quốc phòng đã thảo luận chi tiết về các vấn đề thanh lý những trang thiết bị kĩ thuật cũ, cho phép giải phóng khoản tiền đáng kể để mua vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật mới.

Nhằm hiện đại hóa quân đội và công nghiệp quốc phòng, năm 2011, Nhà nước Nga đã dành một khoản ngân sách quân sự lớn lên tới 3.000 tỷ rúp (khoảng 60 tỷ USD), chiếm 19% các khoản chi ngân sách nhà nước.

Được biết, chi phí cho tổ hợp quân sự trong 10 năm tới sẽ vượt 22.500 tỷ rúp (khoảng 600 tỷ USD) và chương trình quốc gia mới bao gồm tái trang bị 70-80% vũ khí hiện đại. Như vậy trong 10 năm tới, quân đội Nga hầu như sẽ được tái trang bị hoàn toàn.

Các chuyên gia cho rằng công cuộc tái trang bị quân đội hiện nay sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp Nga, một số đơn đặt hàng sẽ dành cho các xí nghiệp công nghiệp trong nước.

Chính vì vậy, tái trang bị quân đội chính là một phần của công cuộc hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy toàn bộ ngành sản xuất Nga phát triển./.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ


Tác giả: PHƯƠNG LOAN

Trong khi quan điểm của các học giả Trung Quốc đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông được xem là “không có gì mới”, “vẫn là luận điệu cũ đòi ôm trọn Biển Đông”, thì các học giả quốc tế đều lên tiếng phê phán tuyên bố chủ quyền cũng như cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.

VietNamNet ghi nhận ý kiến của các học giả quốc tế bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Đáng tiếc, các học giả Trung Quốc tham gia hội thảo viện nhiều lí do đã từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới Việt Nam.

Mập mờ, thiếu nghiêm túc

GS Valencia. Ảnh PL

GS Mark J. Valencia (Mỹ):

Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với Biển Đông rất mập mờ. Trung Quốc không làm rõ thực ra đường chữ U đó là gì. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này, là đường biên giới hay là gì khác, họ rất mập mờ: có thể thế, có thể không. Nó cũng giống như cách Mỹ trả lời việc có hay không chuyện Mỹ giúp Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục tấn công. Họ cứ để mập mờ, với cách giải thích mềm như vậy, để người khác phải đoán, còn họ thì cố gắng đạt lợi ích tối đa.

GS Ramses Amer. Ảnh: PL

GS Ramses Amer (Thụy Điển):

Trong khi Việt Nam có tuyên bố rõ ràng về từng khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền, cơ sở cho từng tuyên bố đó, có định nghĩa pháp lý rõ ràng cho từng khái niệm trong tuyên bố của mình thì tuyên bố của Trung Quốc lại không rõ ràng: từ khu vực tuyên bố chủ quyền tới cơ sở cho tuyên bố của họ.

Có ý kiến nói rằng về mặt hồ sơ, tư liệu, Trung Quốc có sự chuẩn bị tốt hơn. Thực ra, chỉ có tuyên bố chủ quyền mang tính lịch sử mới có thể chuẩn bị tài liệu giấy tờ. Thềm lục địa thì không thể chỉ trên văn bản, mà là thực địa. Dù anh có tuyên bố bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì đó cũng chỉ là tuyên bố mà thôi.

Thế nhưng, thực tế, cũng giống như vấn đề biên giới trên bộ, cuối cùng, các bên phải có cách tiếp cận chung. Cuối cùng, đó là vấn đề của đàm phán, thảo luận.

Sẽ là bất khả thi để đi đến đàm phán nếu như Trung Quốc vẫn không làm rõ tuyên bố của mình.

Đường lưỡi bò không giá trị

GS Mikhailovich. Ảnh: PL

GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo trên Biển Đông. Họ muốn biến Biển Đông thành hồ của Trung Quốc. Điều đó là không thể chấp nhận được với bất kì nước nào.

Khi còn trẻ, là một phiên dịch, có dịp dịch cho đoàn quan chức Việt Nam tới thăm Liên Xô và có đề cập tới vấn đề Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc lúc đó rất cứng rắn. Họ lấy lí do là qua nghiên cứu khảo cổ, họ đã phát hiện xương người Trung Quốc ở các đảo thuộc quần đảo này, và do đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Lãnh đạo Việt Nam khi đó đã đáp lời Trung Quốc, hãy tới khảo cổ ở gò Đống Đa và các khu vực xung quanh Hà Nội, họ sẽ tìm thấy nhiều xương của người Trung Quốc hơn nữa.

Rõ ràng, quan điểm của Trung Quốc là hết sức thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính tuyên truyền hơn là dựa trên lôgic, và tính pháp lý.

Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết.

Điều này gây quan ngại cho nước Nga, bởi nhiều người nghĩ nước Nga xa Biển Đông, nằm ngoài khu vực tranh chấp này. Thực tế không phải như vậy. Nga có lợi ích và mối quan tâm ở Biển Đông, có sự kết nối với khu vực này và là thành viên của một khu vực lớn hơn: khu vực châu Á – TBD. Chúng tôi muốn một khu vực ổn định và hòa bình, đảm bảo tự do thông thương, vận tải và an ninh khu vực…

GS Ian Townsend-Gault. Ảnh: PL

GS Ian Townsend-Gault (Canada):

Các nước không cần phải lo ngại về đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra gần như bao trọn Biển Đông, vì khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), đường lưỡi bò đó trở nên không có giá trị vì theo Công ước, chủ quyền quốc gia được tính từ đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được qui định rõ.

Hơn nữa đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ không được giới luật gia công nhận. UNCLOS là một văn bản luật quốc tế hiện đại. Một khi phê chuẩn có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ việc đòi chủ quyền trong đường lưỡi bò.

Nazery Khalid (Malaysia):

Theo đánh giá của giới quan sát, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có cơ sở pháp lý và lịch sử yếu nhất trong số các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Từ góc độ pháp lý, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với bất kì quy định nào của UNCLOS.

“Nên từ bỏ tuyên bố đường ranh giới 9 đoạn”

Tướng Daniel Schaeffer. Ảnh PL

Tướng Daniel Schaeffer (Pháp):

Năm 1947, cùng với việc chiếm đóng đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), lần đầu tiên đ]ường ranh giới trên biển đã xuất hiện trong bản đồ tư nhân, không phải là bản đồ chính thức của Trung Quốc. Bản đồ đó đã vẽ một đường gần như bao trọn Biển Đông. Lúc này đường không vẽ đứt khúc 9 đoạn mà vẽ liền.

Sau đó, vào những năm 1950, đường ranh giới này lại được chia tách thành 11 đoạn và thành đường ranh giới 9 đoạn từ thời Thủ tướng Chu Ân Lai nắm quyền, sau khi xóa bỏ 2 đoạn ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Điều quan trọng là, thậm chí ngay cả khi đường 9 đoạn này tiếp tục được in trong các bản đồ của Trung Quốc, và khi Trung Quốc luôn bảo vệ những gì mà nước này đã yêu sách chủ quyền với Biển Đông trong khu vực bao quanh bởi 9 đoạn này, cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bất kì một văn bản pháp lý chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực được khoanh bởi 9 đoạn này.

Chưa bao giờ được giải thích bởi bất kì một cơ quan, tổ chức nào một cách rõ ràng, chắc chắn, vì thế, bản đồ này hoàn toàn không hợp lệ.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc là yếu tố then chốt đầu độc liên tục mối quan hệ liên khu vực xung quanh vùng biển này.

Cùng với việc đưa ra bản đồ này, Trung Quốc đã gây ra sự mơ hồ và lạc lối cho những nhà quan sát trong việc giải thích đúng đắn sự tồn tại của đường ranh giới này.

Để biện hộ cho sự đúng đắn của việc duy trì sự tồn tại của đường ranh giới 9 đoạn, Trung Quốc nói rằng đường này có khoảng cách đều giữa bờ biển của các nước liền kề và các đảo mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Bằng cách này, Trung Quốc đang đi ngược lại UNCLOS, khi Công ước quy định cơ chế xác định đường cơ sở này chỉ áp dụng với các quốc gia biển đảo, không phải với các đảo.

GS Stein Tonnesson trao đổi cùng GS Leszek Buszynski, ĐH quốc tế Nhật Bản. Ảnh: PL

Cách thức Trung Quốc định nghĩa vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục, ở đại dương không phải cách ứng xử vì hòa bình và ổn định.

Có các luồng quan điểm khác nhau ở Trung Quốc giải thích cho đường ranh giới 9 đoạn này. Có quan điểm của cho rằng Biển Đông là vùng lãnh hải. Thực tế là đường 9 đoạn này đã được vẽ trước khi UNCLOS ra đời. Đó là một thực tế lịch sử. Lại có một số ý kiến cho rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử của Trung Quốc.

Cả hai quan điểm này đều không chấp nhận được bởi vì theo như UNCLOS n của LHQ, không có cái được gọi là vùng nước lịch sử. Các vịnh lịch sử thì có, nhưng vùng nước lịch sử thì không.

Coi Biển Đông là vùng lãnh hải cũng không có ý nghĩa bởi lẽ khoảng cách từ bờ biển đến đường ranh giới Trung Quốc tuyên bố gấp nhiều lần khoảng cách cho phép được quy định bởi UNCLOS liên quan đến vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thậm chí là thềm lục địa.

Hơn nữa, tuyên bố này theo cách nào đó cũng đối lập với tuyên bố của Trung Quốc cho rằng tất cả các đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc và xem đường cơ sở mà nước này định nghĩa hoặc tưởng tượng xung quanh những đảo như là của một quốc gia biển đảo.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc không tương thích với bất kỳ điểm nào của UNCLOS và do đó, không thể áp dụng theo Luật biển.

Hơn nữa, bằng việc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã không đưa ra một bức tranh về sự nghiêm túc với toàn thế giới. Muốn nhận được sự tôn trọng và được lắng nghe từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tốt nhất nên từ bỏ đường ranh giới 9 đoạn của mình.

Quan điểm cũng đã được đưa ra bởi GS Zhao Lihai, ĐH Bắc Kinh, người mà sau thời gian bảo vệ cho đường ranh giới 9 đoạn đã nhận ra rằng việc bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây tác động ngược với điều mà Trung Quốc đang tìm kiếm: được lắng nghe để thu lợi lớn nhất.

Đơn phương

GS Stein Tonnesson (NaUy):

Quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc xuất phát từ mục đích tốt: bảo tồn nguồn cá, đảm bảo nguồn cung cấp cá to lớn, lâu dài cho hàng triệu cư dân sống ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc lại thực hiện đơn phương.

Đáng ra, Trung Quốc nên cùng với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… thảo luận và thiết lập một cơ chế cấm đánh bắt cá chung. Khi đó, quy định sẽ có hiệu quả thực tế hơn và cũng không làm căng thẳng tình hình Biển Đông.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)