Hiển thị các bài đăng có nhãn quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quân đội. Hiển thị tất cả bài đăng

Bảo vệ Tổ quốc bằng tư duy mới và tầm nhìn thời đại


Hoàn toàn không có chuyện Việt Nam chạy đua vũ trang, bởi quan điểm của Đảng, Chính phủ Việt Nam là xây dựng được một nền quốc phòng đủ mạnh để tự vệ, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ”, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã lên tiếng trong một hội nghị tổ chức tại Đà Nẵng đầu năm 2010.

Thông điệp phát đi từ một hội nghị trong nước dù sao vẫn khó vọng tới được những người bạn bên ngoài biên giới Việt Nam, những người đang mang sự nghi kị khi mối quan tâm đến sự lớn mạnh của quân đội Việt Nam lớn hơn cùng với sự gia tăng về vị thế của đất nước này. Việc đầu tư xây dựng và phát triển quân đội không còn là câu chuyện riêng của mỗi quốc gia khi hội nhập.

Với những nỗ lực và hành động cụ thể, thiết thực trong năm ASEAN vừa qua, quân đội Việt Nam có lẽ đã chứng tỏ với khu vực và thế giới tin về một Việt Nam hòa bình, hòa hiếu với chính sách quốc phòng tự vệ, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và không xâm phạm ai.

Đàm để không phải đánh

Người phụ trách đối ngoại của Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nói rõ: trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, không thể mở rộng quan hệ quốc tế mà thiếu lòng tin. Quốc phòng lại là lĩnh vực nhạy cảm nhất, nên tăng cởi mở, minh bạch trong hoạt động quốc phòng, tăng cường hợp tác quốc phòng chính là để xây dựng và củng cố lòng tin.

“Chuyên nghiệp và cởi mở đến khó tin”, một phóng viên nước ngoài thường trú tại Hà Nội có mặt tại phiên họp báo trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN đã phải thốt lên như vậy.

Hình ảnh mới về Quân đội Việt Nam – Hiện đại và Hòa bình – Ảnh Lê Anh Dũng

Từng đọc nhiều sách báo về những người lính Việt Nam, quen với câu chuyện về sự dũng cảm, tính nguyên tắc của những người trong quân ngũ, và cả tính nhạy cảm, bí mật của lĩnh vực này, năm 2010 là một sự trải nghiệm mới mẻ của anh phóng viên nọ để có cái nhìn khác, chân xác hơn về lính Cụ Hồ thời đại mới.

Lịch sử của dải đất Việt Nam quá nhiều thương đau chiến tranh gắn liền với những hi sinh và chiến công của người lính. Những thắng lợi trên chiến trường của quân đội tạo đà để những nhà ngoại giao hoàn thành sứ mệnh đàm phán vì tự do, độc lập và hòa bình cho tổ quốc. Thế nhưng, giờ đây, bàn đàm phán không còn là lãnh địa riêng của những nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

Ngay cả người Việt Nam cũng không khỏi ngỡ ngàng trước hình ảnh lạ về anh bộ đội Cụ Hồ. Không chỉ còn là ba lô, súng ống, và đạn dược, vũ khí… những bài tập vất vả nơi thao trường… và những hi sinh nơi chiến trường, màu xanh áo lính đã ghi dấu ấn trong tâm trí người Việt ở vị trí khác: bên bàn hội nghị, giữa những cuộc tiếp tân, những cái bắt tay…

“Có việc thì đi, cần vũ khí thì mua, giống như tất cả các nước khác. Hợp tác với nhiều nước nhưng không phương hại tới lợi ích của nước thứ ba“, vị tướng già của binh đoàn Trường Sơn, tướng Đồng Sỹ Nguyên cũng đã nói như vậy.

Hàng chục hội nghị lớn nhỏ của giới quân sự đã được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2010. Một loạt các vấn đề lớn đã được đặt lên bàn thảo luận của những người mặc quân phục các quốc gia, dưới sự chủ trì của chủ nhà Việt Nam, bao gồm những vấn đề lợi ích sát sườn của Việt Nam như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Chưa bao giờ, tần suất đi của bộ đội Việt Nam ra các nước, cả trong khu vực và các nước lớn đối tác lại dày như năm nay, cả chính thức và không chính thức, nhằm tham vấn.

Không chỉ đi, quân đội Việt Nam còn vời bạn đến với mình, để hiểu và tin, để cùng thảo luận, thỏa thuận và hợp tác thực.

5 chuyến thăm chính thức cấp Bộ trưởng Quốc phòng đến Việt Nam cùng với việc hàng loạt các tàu hải quân các nước cập cảng, ghé thăm Việt Nam trong một năm… là quá đủ để thấy nhu cầu đi và đến của quân đội Việt.

Chỉ riêng để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ADMM+ lần đầu tiên được tổ chức, ngay từ đầu năm 2010, khó có thể đếm được bao nhiêu chuyến tham vấn đã được Việt Nam tổ chức, đến từng nước thành viên ASEAN, ban thư kí ASEAN cũng như các đối tác cộng.

Từ việc chưa thật rõ ý kiến của các nước ASEAN về hiện thực hóa ADMM+ và hầu như không có thông tin về thái độ của các nước đối tác đối thoại với tiến trình này, Việt Nam đã lắng nghe, nắm bắt, cập nhật và chia sẻ thông tin với các nước qua tham vấn, từ đó tạo đồng thuận để có được cơ chế hợp tác mới.

Đó là chưa kể việc Việt Nam tranh thủ các hội nghị, diễn đàn khu vực và quốc tế như Đối thoại Shangri-La, Đối thoại Nhật Bản – ASEAN, các hội nghị ARF… để vận động cho tiến trình này.

Chưa từng có nước chủ tịch ADMM nào tổ chức tham vấn toàn diện như Việt Nam, vừa phản ánh trách nhiệm cao vừa cho thấy tầm nhìn và cách tiếp cận đúng đắn của nước chủ tịch“, Phó Tổng thư kí ASEAN đã nhận xét như vậy.

Sau 4 năm chuẩn bị, khi thời gian tiến tới ADMM+ đầu tiên chỉ còn tính bằng ngày và công tác chuẩn bị đã cơ bản được hoàn tất, các đoàn công tác của Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn tiếp tục lên đường để giúp các nước làm công tác chuẩn bị và sẵn sàng phối hợp với các nước đưa các sáng kiến mới ra Hội nghị hướng tới Hội nghị ADMM+ đầu tiên thành công tốt đẹp.

Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam – Ảnh Lê Anh Dũng

Những người quan tâm đến an ninh khu vực nín thở lo cho Việt Nam trong vai trò chuẩn bị hội nghị ADMM+ vào tháng 10 tới ở Hà Nội, với băn khoăn, liệu Biển Đông, mối quan tâm lớn của các nước lớn và khu vực có được nêu ra tại Hội nghị.Cao điểm thách thức kĩ năng ngoại giao chuyên nghiệp của các anh lính Cụ Hồ phải kể đến thời điểm từ cuối tháng 7 năm 2010, sau ARF tại Hà Nội. Bầu không khí trong khu vực “tích điện” với phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về tình hình Biển Đông, và phản ứng của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, bỏ ra khỏi phòng họp 30 phút và trở lại với thái độ cứng rắn.

Hình ảnh rất đẹp của quân đội



Sẽ là thất bại chung nếu Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vắng mặt nhưng cũng là thất bại không của riêng Việt Nam nếu Biển Đông hoàn toàn vắng bóng trong chương trình nghị sự.

Hội nghị ADMM+ với cách tiếp cận mềm về Biển Đông đủ làm hài lòng tất cả các bên là minh chứng hùng hồn cho sự ngoại giao chuyên nghiệp của những người vốn bị mặc định gắn với súng đạn, binh đao.

Một nhận thức mới, một tư duy mới về quân đội, về quốc phòng đang ngày càng sáng tỏ, với những nỗ lực “đàm” thay vì tập trung lo nhiệm vụ “đánh” như trước đây.

Đổi tư duy

Hợp tác trong quốc phòng không còn chỉ ở việc hỗ trợ khí tài, đạn dược, không chỉ cắt cử cố vấn… để giúp quân đội Việt Nam ăn no, đánh thắng như trong thời chiến.

Cái nhìn về quân đội Việt Nam cũng không còn là sự nghi kị, thăm dò bởi đã “đánh thắng hai đế quốc to”, với số lượng quân đông đảo nhất khu vực, với sức mạnh quân sự được xếp hàng đầu thế giới như khi Việt Nam vừa ra khỏi chiến tranh, bắt đầu hội nhập khu vực.

Cùng với sự hội nhập của đất nước, từ những hợp tác mang tính thăm dò ở khu vực những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ 20, rồi khởi động hợp tác quốc phòng đa phương ở cấp thấp trong khuôn khổ ASEAN sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức khu vực, quân đội Việt Nam đã tích cực, chủ động hội nhập cùng khu vực và thế giới.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên từng chỉ ra, mối lo về ngoại xâm, về chiến tranh đã bớt, nhưng Việt Nam lại đối mặt với “những hình thức xâm lăng mới hiện nay tinh vi hơn, khó nhận biết hơn trước rất nhiều như xâm lăng kinh tế, xâm lăng văn hóa, nước lớn chèn ép, bắt chẹt nước nhỏ về kinh tế”.

Lực lượng quân đội mạnh, vũ khí trang bị tốt là cần nhưng sẽ là chưa đủ để thực hiện bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Như Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng phụ trách đối ngoại, Bộ Quốc phòng đã nói: Quốc phòng đồng nghĩa với bảo vệ tổ quốc, mà kế sách bảo vệ tổ quốc cao nhất của cha ông ta là củng cố hòa bình và không để ai xâm lược nước mình

Chỉ vài năm trước, có lẽ vẫn còn không ít dè dặt đối với hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ thì nay, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khi trả lời trên Thanh Niên mới đây đã khẳng định Việt Nam hoan nghênh sự có mặt của Mỹ ở khu vực này. Nếu nhìn từ lịch sử, không thể không nói đây là một bước đổi mới tư duy “địch- ta”.

Trang phục mới – Hình ảnh mới



“Đối với một nước không lớn như VN, sự hiện diện và ảnh hưởng của các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ ở khu vực là một thực tế khách quan. Không có gì phải lo ngại về vấn đề này… Cách ứng xử tốt nhất của VN là giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên vì lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực”, ông Nguyễn Chí Vịnh giải thích.

Từ tư duy đó, Quân đội Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với tất cả quân đội các cường quốc, một minh chứng cho đường lối đối ngoại quốc phòng đúng đắn như một phương sách bảo vệ tổ quốc cao nhất – xây dựng và củng cố môi trường hòa bình, an ninh và ổn định để đất nước phát triển. 

Bảo vệ tổ quốc, hơn lúc nào hết, cần những cái đầu tỉnh táo, hiểu thời cuộc, hiểu mình và hiểu người. Và những người lính Cụ Hồ trong thế kỉ 21 đang tạo dựng một hình tượng mới như vậy về mình.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Time: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2010


(ĐNĐT) – Động đất tại Hahiti, quả bom nhiệt hạch WikiLeaks, căng thẳng bán đảo Triều Tiên, World Cup Nam Phi… là những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2010 theo bình chọn của tạp chí Time.

1. Động đất tại Haiti

su kien 1 copy.jpg

Trận động đất ngày 12-1 làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince của Haiti có thể chưa phải là trận động đất lớn nhất trong lịch sử cận đại, nhưng nó được xem là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất.

Trong vòng vài giờ, hàng triệu người đã mất nhà cửa. Những tòa nhà trong thành phố và khu vực lân cận đã trở thành những đống đổ nát. Khoảng 230.000 người đã chết, hàng trăm nghìn người bị thương. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng một cách nhanh chóng, hàng chục quốc gia đã đưa các nhóm cứu hộ và nhân viên quân đội đến hỗ trợ ổn định tình hình.

Tuy nhiên, sự tàn phá đã ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia nghèo nhất vùng Tây Bán cầu này. Hàng chục nghìn người vẫn đang trú trong các thành phố lều. Đã xảy ra nhiều vụ hãm hiếp và một đại dịch tả tấn công, làm chết hơn 300 người, dẫn đến việc kêu gọi cứu trợ quốc tế.

2. WikiLeaks



 

WikiLeaks, một tổ chức tìm kiếm và xuất bản những dữ liệu nhạy cảm hoặc các bí mật của chính phủ. Trang tin này đã thả hai quả bom lớn bằng việc tiết lộ 77.000 tài liệu của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan và hơn 400.000 nhật ký chiến trường từ Iraq vào tháng 10.

Vào tháng 11, trang web này lại cho nổ quả bom nhiệt hạch khi tiết lộ hơn 200.000 bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ làm đau đầu Nhà Trắng và buộc Washington phải tiến hành một cuộc điều tra tội phạm đối với Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.Vụ việc gây phản ứng nhiều chiều trong giới lãnh đạo cũng như cộng đồng mạng của nhiều nước trên thế giới.

3. Giải cứu 33 thợ mỏ Chile

Vào ngày 5-8, 33 thợ mỏ tại mỏ đồng San Jose ở sa mạc Atacama bị vùi lấp ở độ sâu hơn 700 mét dưới lòng đất. 69 ngày, kéo theo một thảm kịch gây sự xúc động sâu rộng trên toàn cầu. Sau một đêm, toàn bộ các thợ mỏ bỗng chốc trở thành những anh hùng, hình ảnh của họ xuất hiện trên hầu hết các tờ báo toàn cầu.

Hình ảnh về cuộc giải cứu, khoang cứu hộ, và cuộc sống riêng tư của họ đã được truyền hình trực tiếp một cách ấn tượng, còn hơn cả phim ảnh khi mỗi con người dũng cảm đi lên từ trong lòng đất đến trong vòng tay đẫm nước mắt của các thành viên gia đình và Tổng thống Chile.

4. Lũ lụt ở Pakistan

su kien 4 copy.jpg

Những trận mưa mùa vào tháng 7 đã gây ra một nạn lụt chưa từng có trong lịch sử Pakistan. Gần 1/5 đất nước chìm trong nước. Khoảng 20 triệu người Pakistan mất nhà cửa do nước sông dâng cao, 2.000 người chết và khoảng 10 triệu gia súc bị chết hoặc cuốn trôi. Thiệt hại về kinh tế khoảng 43 tỷ USD. Đây là một đòn giáng mạnh vào đất nước Pakistan vốn chịu nhiều mất mát của chiến tranh.

5. Vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc



su kien 5 copy.jpg

Vụ việc bắt đầu vào tháng 3 khi tàu Cheonan, một tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc bị chìm tại vùng biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên, làm chết 46 thủy thủ. Một cuộc điều tra của quân đội Hàn Quốc tiến hành cho thấy chiếc tàu đã bị ngư lôi Triều Tiên đánh đắm. Vụ việc làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng.

Sau đó, vào ngày 23-11, Triều Tiên lại nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết 4 người, trong đó có hai lính hải quân và 2 dân thường, làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết.

6. World Cup Nam Phi



su kien 6 copy.jpg

Trong nhiều tháng trước khi diễn ra World Cup tại Nam Phi, báo giới quốc tế nghi ngờ khả năng tổ chức một sự kiện nổi tiếng nhất hành tinh của nước chủ nhà.

Đây là World Cup đầu tiên được tổ chức tại lục địa đen và vì vậy, đã có rất nhiều quan ngại: Liệu các sân vận động mới có được hoàn thành kịp thời gian? Liệu cơ sở hạ tầng có đủ để hàng vạn người hâm mộ trên thế giới đổ về Nam Phi? Liệu các biện pháp an ninh có đảm bảo trong một quốc gia nổi tiếng là tội phạm?

Trong 4 tuần diễn ra World Cup, Nam Phi là một cảnh tượng thành công nhất của những mùa World Cup gần đây, với những đám đông cuồng nhiệt, đặc biệt, trận đấu giữa đội Ghana với Tây Ban Nha và tiếng kèn vuvuzela gây tranh cãi trên toàn cầu.

7. Yemen: Mặt trận chống khủng bố mới



 

Vào hôm Giáng sinh năm 2009, một nghi phạm khủng bố đã thất bại trong vụ đánh bom trên chuyến bay đến Detroit. Và vụ đó đã nhắc nhở cộng đồng quốc tế về một Yemen, một quốc gia nghèo nhất và chia rẽ nhất thế giới đang trở nên nổi tiếng về chứa chấp các phiến quân ly khai. Một kẻ đánh bom đã được huấn luyện tại nước này. Kể từ đó, thế giới đã biết về một mối đe dọa đang ngày càng lớn của chi nhánh al Qaeda Yemen.

8. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Châu Âu

Đối với châu Âu, có lẽ đó là mùa hè của sự tức giận. Do ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái, một nước  thuộc nền kinh tế châu Âu đã áp dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng. Khi Hy Lạp sắp rơi vào phá sản vào tháng 5, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Athens và các thành phố khác để phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu công. Nhiều người cảm thấy họ đang bị trừng phạt vì các lỗi lầm của các chính trị gia.



 

Trên khắp châu Âu, người ta có cảm giác rằng các chính sách xã hội lâu dài được tạo ra sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đang bị đe dọa: trong nhiều tuần tại Pháp, các thành phố và thị trấn đã bị phong tỏa bởi các cuộc đình công khi những thanh niên và người tham gia biểu tình chống các kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm hai năm.

Vào tháng 10, chính phủ mới do Đảng Bảo thủ của Anh lãnh đạo đã tuyên bố cắt giảm ngân sách 128 tỷ USD, cắt giảm phúc lợi của quân đội làm dấy lên một sự phẫn nộ của công chúng.

9. Cuộc chiến chống ma túy ở Mexico



 

Cuộc chiến của Mexico chống lại các tập đoàn ma túy đã chuyển sang giai đoạn khủng khiếp nhất vào năm 2010. Các thành phố dọc theo biên giới đã bị cuốn vào tình trạng bạo lực trong các cuộc thanh trừng các đầu sỏ ma túy.

Vào tháng 9, đã có khoảng 400 cảnh sát hối lộ bị sa thải. Tổng thống Felipe Calderon đã có một số thắng lợi trong cuộc chiến chống lại các tập đoàn ma túy.

Tuy nhiên, những tin tốt lành còn lâu mới so được với các tin tức đều đặn báo cáo về các vụ bắt cóc, sát hại tập thể và xử tử vào ban đêm. Hơn 3.000 người đã bị giết chỉ trong năm nay.

10. Cuộc biểu tình của những người Áo Đỏ Thái Lan

Vào tháng 4 và tháng 5, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đánh chiếm trung tâm thương mại Bangkok, thủ đô Thái Lan. Những người Áo Đỏ đã tìm cách hạ bệ chính phủ mà họ cho là kém dân chủ.



 

Sau những cuộc tuần hành liên tục nhằm chứng tỏ một sự không khoan nhượng đối với chính phủ, tình hình đã trở nên bạo lực. Các đường phố ở thủ đô Bangkok đã trở thành chiến trường giữa quân đội của chính phủ và những người biểu tình. Cuộc trấn áp mạnh mẽ của Chính phủ đã dẫn đến cái chết của 91 người và hơn 1.800 người bị thương.

Vào tháng 11, hàng ngàn người Áo Đỏ lại tuần hành ở Bangkok để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong đợt biểu tình đó. Người ta lo rằng, trong tương lai sẽ còn tiếp tục diễn ra biểu tình và các hành động khác nữa.

ĐNĐT

.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Người sáng lập WikiLeaks bị bắt






Mô tả ảnh.




Hình ảnh phác họa Julian Assange (trái) tại tòa án và những người muốn nộp tiền bảo lãnh cho ông (Ảnh: BBC)

Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange đã bị bắt ngày 7-12 trong một cuộc điều tra tội phạm tình dục. Tuy nhiên, trang mạng này không hề nao núng và tiếp tục phát hành các bức điện mật mà giới chức Mỹ cho rằng đang hủy hoại nền an ninh và quan hệ của Mỹ trên toàn thế giới.

Sau một tháng lẩn trốn, người đàn ông Australia 39 tuổi này đã trình diện cảnh sát Anh để tuân theo lệnh bắt giữ của tòa án Thụy Điển. Ông bị truy nã để thẩm vấn sau khi hai phụ nữ tố cáo ông có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su và không được sự đồng ý của họ.

Assange cho biết, ông sẽ chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển, mở ra một giai đoạn có thể được gọi là một cuộc chiến pháp lý căng thẳng.

Tại một phiên tòa ở London, Assange không có biểu hiện phản ứng khi Thẩm phán Howard Riddle bác bỏ việc xin tại ngoại của ông ta trong khi chờ đợi phán quyết dẫn độ vào ngày 14-12. Tòa cho rằng, Assange có thể sẽ tẩu thoát nếu được tạm tha. Khi thẩm phán hỏi liệu có đồng ý bị dẫn độ không, Assange nó rằng không đồng ý.

Trong một phiên thẩm vấn kéo dài một giờ tại London, Thẩm phán Gemma Lindfield, đại diện chính quyền Thụy Điển, đã đưa ra các cáo buộc tội hãm hiếp, gạ gẫm và quấy rối trái luật chống lại Assange, sau hai vụ quan hệ tình dục riêng biệt trong tháng 8 với hai phụ nữ Thụy Điển.

Tại Thụy Điển, một người quan hệ tình dục với một người bị mất ý thức, say rượu hoặc đang ngủ có thể bị kết án hãm hiếp và bị lãnh án từ hai đến sáu năm tù.

Luật sư của Assange đã chống lại các cáo buộc và nói rằng hai phụ nữ trên chỉ tố cáo sau khi biết rằng Assange đã ngủ với cả hai.

Các công tố viên tại Thụy Điển chưa có cáo buộc chính thức nào chống lại Assange. Luật sư của Wikileaks, Mark Stephens nói ông nghi ngờ việc Thụy Điển có quyền hợp pháp dẫn độ Assange chỉ để thẩm vấn.

Theo luật sư người Thụy Điển của Assange, Bjorn Hurtig, việc lập thủ tục dẫn độ có thể mất từ một tuần đến hai tháng. Nếu Assange thua kiện, ông có thể kiện lên tòa án tối cao. Có thể có thêm các đơn kháng cáo và Thụy Điển cũng có quyền kháng cáo nếu thấy tòa án thiên vị Assange.



Vào lúc này, Stephens cho biết ông ta sẽ gửi một đơn xin tại ngoại mới cho Assange và cho biết thêm rằng một số người Anh nổi tiếng như Jemima Khan và nhà làm phim Ken Loach và nhà báo Australia, John Pilger đã ngỏ ý đóng góp 20.000 euro (31,500 USD) mỗi người để Assange được tự do.

Trước đó, chính phủ Australia cho biết họ đang yêu cầu Lãnh sự quán giúp đỡ Assange, như tất cả người dân Australia bị bắt giữ ở nước ngoài. Chính phủ Australia cho biết, Tổng lãnh sự quán Australia tại London đã thông báo cho Assange để đảm bảo chắc chắn rằng ông đã có người đại diện về mặt pháp lý.

Hiện công chúng vẫn chưa biết Assange bị giam giữ ở đâu bởi vì cảnh sát Anh không bao giờ tiết lộ vì các lý do riêng tư và an ninh.

WikiLeaks tiếp tục phát hành điện tín mật

Lầu Năm Góc đã hoan nghênh vụ bắt giữ Assange. Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates phát biểu trong chuyến viếng thăm Afghanistan rằng: “Đó là một tin tốt lành đối với tôi”.

Trong lúc đó, như thể chứng tỏ rằng không thể bị đe dọa, Wikileaks tiếp tục phát hành hàng chục bức điện mật mới, kể cả các chi tiết về kế hoạch phòng thủ của NATO tại Estonia, Latvia và Lithuania làm Nga nổi giận.

Phát ngôn viên của Wikileaks, Kristinn Hrafnsson nhấn mạnh rằng vụ bắt giữ Assange và quyết định dừng dịch vụ chuyển tiền quyên góp của cả Visa và MasterCard cho Wikileaks sẽ không thay đổi chiến dịch của tổ chức này. Tuy nhiên, Hrafnsson nói rằng tổ chức này chưa có kế hoạch thực hiện lời đe dọa sẽ phát hành ồ ạt các tài liệu nhạy cảm nhất của Mỹ nếu bị tấn công.

Chính phủ Mỹ đang điều tra việc Assange có bị truy tố tội gián điệp hoặc các tội khác. Ngày 7-12, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng một số quan chức nước ngoài đã trở nên do dự khi tin tưởng vào Mỹ sau vụ tiết lộ các tài liệu mật của Wikileaks.

Ngoài ra, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Dave Lapan nói rằng quân đội đã chứng kiến một sự “thụt lùi” trong các cuộc tiếp xúc với nước ngoài. “Họ tin rằng Mỹ không giữ được bí mật và đã để cho các bí mật lộ ra, làm thay đổi rất nhiều điều”.

Quang Hiển

(Theo AP)




(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Mỹ – Nhật bắt đầu tập trận, Triều Tiên huy động thêm tên lửa


(ĐNĐT) – Ngày 3-12, một cuộc diễn tập lớn nhất từ trước tới nay giữa Mỹ và Nhật Bản đã được tiến hành trên vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong khi Triều Tiên huy động thêm tên lửa.


Trong cuộc trình diễn hỏa lực quân sự chung mang tên “Keen Sword”, Mỹ và đồng minh bên kia bờ Thái Bình Dương tiến hành cuộc tập trận 8 ngày với 60 tàu chiến, máy bay 500 và 44.000 quân tại vùng biển phía nam Nhật Bản. Đây là cuộc tập trận đánh dấu kỷ niệm 50 năm liên minh Mỹ-Nhật.








Lực lượng quân đội Mỹ và Nhật Bản tại nghi lễ khai mạc cuộc tập trận ngày 3-12. Ảnh: THX

Cuộc tập trận đã lên kế hoạch từ trước vượt xa cuộc tập trận Mỹ-Hàn trên Hoàng Hải tuần này vốn có ý nghĩ như một cuộc biểu dương lực lượng với Bình Nhưỡng, sau khi Triều Tiên nã pháo tấn công đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Trung Quốc, thay vì công khai lên án Triều Tiên về vụ nã pháo vào Hàn Quốc, đã kêu gọi đàm phán với Bình Nhưỡng và cho rằng đàm phán thì tốt hơn là “dương oai diễu võ”.

Tuy nhiên, Washington, Tokyo và Seoul đã phớt lờ đề xuất của Bắc Kinh về đàm phán sáu bên với sự tham gia của Moscow. Thay vào đó, họ sẽ tổ chức một hội nghị ba bên do Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton Mỹ chủ trì vào thứ hai tới (6-12). 

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao hội nghị này. Do tình hình trên bán đảo Triều Tiên cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Chúng tôi hy vọng hội nghị sẽ làm giảm căng thẳng và thúc đẩy đối thoại, hơn là làm căng thẳng tình hình và đẩy mạnh sự đối đầu.”

Cũng trong ngày 3-12, hãng Yonhap đưa tin, Hàn Quốc cho biết, sẽ sớm tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải và sẽ trả đũa mạnh mẽ hơn đối với bất kỳ sự xâm lược nào của Triều Tiên sau vụ nã pháo.

Một quan chức thuộc Tham Mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch tiếp tục diễn tập bắn đạn thật gần 5 hòn đảo trên Hoàng Hải, kể cả đảo YeonPyeong, càng sớm càng tốt.”

Trước khi bắt đầu diễn tập, chúng tôi đang kiểm tra các biện pháp đối phó lại các khiêu khích trong tương lại của Triều Tiên và huy động vũ khí để đáp trả nếu Triều Tiên gây hấn một lần nữa trong quá trình diễn tập”, quan chức trên cho biết.

Triều Tiên huy động thêm tên lửa nhiều nòng


Trong khi đó, ngày 3-12, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã huy động thêm các giàn phóng tên lửa nhiều nòng có khả năng dội pháo vào Seoul, một thành phố chỉ nằm cách biên giới chỉ 50 km.

Nguồn tin giấu tên cho biết: “Triều Tiên gần đây đã gia tăng số lượng giàn tên lửa nhiều nòng khoảng từ 100 đến khoảng 5.200 quả, có khả năng tập trung tấn công từ các căn cứ của họ vào Seoul và các khu vực lân cận”.




Tên lửa SA-2. Ảnh: abovetopsecret.com


Tuy nhiên, nguồn tin trên không cho biết liệu các giàn phóng tên lửa nhiều nòng được huy động đến gần biên giới với Hàn Quốc hay không. Seoul và các vùng lân cận là nơi sinh sống của gần một nửa trong số 50 triệu dân Hàn Quốc.

Trước đó, Triều Tiên còn được cho là đã huy động các tên lửa đất đối không SA-2 và SA-5 đến gần biên giới.

Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên đã dâng cao kể từ khi Triều Tiên nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hôm 23-11 gần khu vực tranh chấp trên biển Hoàng Hải. Hai dân thường và hai lính hải quân Hàn Quốc đã thiệt mạng trong vụ này, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên vào một khu vực dân sự kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trong một diễn biến khác,  tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa nguồn tin trích dẫn cho hay, Kim Jong-un, con trai út đồng thời là người kế vị lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, đã lệnh cho quân đội vào đầu tháng 11 sẵn sàng cho một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Hàn Quốc.

Tờ nhật báo trên dẫn một tin rất thân cận với quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc cho rằng: “Đầu tháng trước, quân đội Triều Tiên đã phát đi chỉ thị dưới danh nghĩa Kim Jong-un, gửi cho các chỉ huy cao cấp của quân đội sẳn sàng đối phó với sự khiêu khích của kẻ thù bất kỳ lúc nào”.

Nguồn tin dẫn lời một sĩ quan quân đội giấu tên khi đánh giá về vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong rằng: “Nó đã được lên kế hoạch. Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc đó trong thời gian dài”.

Quân đội Triều Tiên đã đợi một cơ hội và dựa trên cái cớ chống lại cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một nỗ lực nhằm thiết lập hình ảnh của Kim Jong-un như là một lãnh đạo mạnh mẽ để gạt bỏ những sự bất tín nhiệm trong một số binh sĩ”, tờ báo cho biết.

Quang Hiển

(Theo AFP, BBC, Yonhap, Chosun Ilbo)

.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Nga kết thúc giai đoạn quan trọng cải cách quân đội


Quân đội Nga. (Nguồn: Reuters)

Ngày 10/11, tại phiên họp lưu động của Bộ Quốc phòng Nga ở Khabarovsk, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdiukov tuyên bố nước này vừa kết thúc giai đoạn quan trọng nhất trong công cuộc cải cách quân đội, các quân khu đã được thành lập trước thời hạn.

Cũng tại phiên họp trên, các quan chức quốc phòng đã thảo luận chi tiết về các vấn đề thanh lý những trang thiết bị kĩ thuật cũ, cho phép giải phóng khoản tiền đáng kể để mua vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật mới.

Nhằm hiện đại hóa quân đội và công nghiệp quốc phòng, năm 2011, Nhà nước Nga đã dành một khoản ngân sách quân sự lớn lên tới 3.000 tỷ rúp (khoảng 60 tỷ USD), chiếm 19% các khoản chi ngân sách nhà nước.

Được biết, chi phí cho tổ hợp quân sự trong 10 năm tới sẽ vượt 22.500 tỷ rúp (khoảng 600 tỷ USD) và chương trình quốc gia mới bao gồm tái trang bị 70-80% vũ khí hiện đại. Như vậy trong 10 năm tới, quân đội Nga hầu như sẽ được tái trang bị hoàn toàn.

Các chuyên gia cho rằng công cuộc tái trang bị quân đội hiện nay sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp Nga, một số đơn đặt hàng sẽ dành cho các xí nghiệp công nghiệp trong nước.

Chính vì vậy, tái trang bị quân đội chính là một phần của công cuộc hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy toàn bộ ngành sản xuất Nga phát triển./.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)