Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Tấn Dũng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định phê chuẩn nhân sự UBND Tp.HCM


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định phê chuẩn việc bầu thành viên, miễn nhiệm thành viên UBND nhiệm kỳ 2004-2011 của thành phố Hồ Chí Minh.

UBND TP.HCM

Đối với thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định 492/QĐ-TTG phê chuẩn chức danh Ủy viên UBND thành phố đối với: đồng chí Nguyễn Chí Thành và đồng chí Trương Văn Hai. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định 491/QĐ-TTG miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND thành phố này đối với: đồng chí Nguyễn Chí Dũng và đồng chí Phan Tấn Tài, để 2 đồng chí này nhận nhiệm vụ mới.

Hoàng Diên

Nguồn http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

TT Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương cho Bộ Công an trong chuyên án C509


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho Đại tướng Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an. (Ảnh: Hoàng Hải)

Ngày 3/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức lễ trao tặng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an.

Dự lễ trao tặng có các Ủy viên Bộ Chính trị:Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, Đại tướng, Bộ trưởng Công an; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Đại Quang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an; cùng nhiều đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Công an dịp này là sự ghi nhận, biểu dương về thành tích đấu tranh chuyên án đảm bảo an ninh quốc gia và thành tích thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt là thành tích trong chuyên án C509, chuyên án đấu tranh với tổ chức phản động do các đối tượng Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung cầm đầu.

Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp xâm phạm đến sự tồn tại, ổn định, vững mạnh của thể chế chính trị Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, diễn ra trong thời điểm các thế lực thù địch đang gia tăng hoạt động “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Quân công hạng Nhất tặng Đại tướng, Bộ trưởng Lê Hồng Anh; Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng và Trung tướng, Thứ trưởng Bùi Văn Nam; Huân chương Quân công hạng Nhì và hạng Ba tặng 1 tập thể và 4 cá nhân. Dịp này, 2 tập thể và 9 cá nhân cũng đã đón nhận Huân chương Chiến công; 4 tập thể và 26 cá nhân nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chúc mừng toàn thể cán bộ, chiến sỹ của lực lượng công an nhân dân, đặc biệt là các đồng chí được vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong thành tựu chung to lớn của đất nước trong những năm qua, có phần đóng góp quan trọng của lực lượng công an nhân dân.

Lực lượng Công an đã phát huy vai trò nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Đã nắm và kiểm soát được tình hình, không để bị động, bất ngờ; chủ động tấn công, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; ngăn chặn nhiều âm mưu gây rối, kích động bạo loạn của bọn phản động; bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước đánh giá cao thành tích và sự cống hiến, hy sinh to lớn của lực lượng công an nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, công tác đấu tranh trong các chuyên án chính trị, đặc biệt là chuyên án C509 và trong việc thực hiện các kế hoạch công tác đặc biệt phục vụ hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị để tiếp tục giữ vững và phát huy những thành tích, chiến công đã đạt được, lực lượng công an nhân dân cần tập trung thực hiện tốt 5 nội dung như tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng của lực lượng công an nhân dân, xây dựng tổ chức Đảng và lực lượng công an nhân dân trong sạch vững mạnh, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; chủ động nắm bắt tình hình từ xa và từ cơ sở, làm tốt công tác dự báo tình hình; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ, trang bị phương tiện khoa học kỹ thuật, công nghệ đủ tầm; quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Đại hội V của Đảng bộ Công an Trung ương; đồng thời đấu tranh bảo vệ chủ quyền Biển Đông đi liền với đảm bảo an ninh quốc gia; bảo vệ tuyệt đối an toàn cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016./.

Hoàng Liên Sơn

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan tâm đến phát triển hạ tầng tại Hải Phòng


Hôm qua 31.3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xúc cử tri tại Q.Hải An, TP Hải Phòng. Các cử tri đề nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quan tâm hơn đến đời sống nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp trước tình hình lạm phát và giá cả tăng cao. Đồng thời mong muốn Chính phủ quan tâm giúp Hải Phòng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là cảng biển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Phải phát triển nhanh hạ tầng tại Hải Phòng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trước hết phải dành mọi nguồn lực đầu tư phát triển nhanh hạ tầng, đặc biệt là giao thông như: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cảng Lạch Huyện, sân bay quốc tế Tiên Lãng… Cùng với đó, Hải Phòng cần tập trung thu hút, phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, phát triển đô thị, các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, du lịch…

Thiên Bình

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định Hỗ trợ 5 nhóm đối tượng có thu nhập thấp


Ngày 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành quyết định trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn.

Theo Quyết định 471/QĐ-TTg có hiệu lực từ 30/3/2011, 5 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp với các mức 100.000 đồng/người và 250.000 đồng/người. Cụ thể:

 



Đối tượng
Mức hưởng
1 Đối tượng là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống. 250.000 đồng/người
2 Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn là những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống. 250.000 đồng/người
3 Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên (không bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp tuất). 250.000 đồng/người
4 Người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm cả đối tượng hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và trợ cấp tuất đối với người có công). 100.000 đồng/người
5 Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 250.000 đồng/người

Theo Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện trợ cấp khó khăn cho các lao động từ các Quỹ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp.

5 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp với các mức 100.000 đồng/người và 250.000 đồng/người.

Quyết định nêu rõ, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được sử dụng các quỹ tài chính hợp pháp hỗ trợ để cho người lao động có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống.

Các doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động mà nguồn từ các quỹ hợp pháp không đủ chi thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đức Nguyễn

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận về việc thực hiện Nghị quyết 11?


Để thực hiện hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội như đã nêu trong Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào một số nội dung sau.
Cả nước tích cực thực hiện thành công Nghị quyết 11. Ảnh minh họa
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%; tổng phương tiện thanh toán khoảng 15- 16%; ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với đó, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để đảm bảo kiềm chế lạm phát.
NHNN khẩn trương trình Chính phủ ban hành quy định xử phạt đối với các trường hợp kinh doanh, mua bán ngoại tệ trái phép nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Công bố số tiết kiệm 10% chi thường xuyên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính xác định và công bố cụ thể số tiết kiệm khi thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; có biện pháp giảm bội chi ngân sách trong năm 2011 xuống dưới 5%.
Các Bộ, cơ quan không tổ chức họp tập trung mà phải họp trực tuyến để tăng cường tiết kiệm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến kết quả cắt giảm, điều chuyển vốn, tập trung cho các công trình, dự án hoàn thành năm 2011 (có danh mục cụ thể) báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 4/2011.
Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm soát và bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, Bộ Công Thương chỉ đạo để đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu
Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương kiểm soát chặt chẽ kế hoạch cung ứng điện 2011; phấn đấu tiết kiệm điện được 10% theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu phù hợp với cam kết quốc tế, bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách thuế đối với bất động sản để hạn chế tình trạng đầu cơ, bảo đảm thị trường này phát triển lành mạnh.
Thông tin đầy đủ để nhân dân đồng thuận
Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tốt việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, trong đó Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính làm tốt việc hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, bảo đảm kịp thời và đúng đối tượng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan chức năng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương, chính sách, biện pháp của Đảng, Nhà nước để người dân hiểu, đồng thuận và chia sẻ với khó khăn chung của đất nước. Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương chỉ đạo các cơ quan báo chí đăng tin đúng, có lợi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2011.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kết quả thực hiện Nghị quyết 11 để báo cáo Thường trực Chính phủ trong cuộc giao ban với các địa phương dự kiến tổ chức vào tháng 6/2011.
Quốc Thanh

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)


Phê duyệt đề án tái cơ cấu Vinashin


Chiều 18-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Thời gian tái cơ cấu: 2011-2013.

Tàu chở ô tô của Vinashin

Mục tiêu của việc tái cơ cấu nhằm sớm ổn định sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân công nghiệp tàu biển.

Việc tái cơ cấu Vinashin phải đảm bảo được yêu cầu không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế; duy trì đội ngũ lao động, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính; bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp của nhà đầu tư, người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã và đang đầu tư; thu hồi tối đa các khoản đã đầu tư vào các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính để tập trung cho phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.

Mô hình Vinshin sau khi tái cơ cấu là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp phụ trợ, đào tạo, phục vụ đóng và sửa chữa tàu biển, gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường, bao gồm: công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động.

Theo Đề án, Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát Vinashin trong việc cơ cấu lại tài chính, xử lý nợ, cân đối các nguồn vốn trả nợ, việc huy động và sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư; rút vốn bằng thương hiệu; xác định lại mức vốn điều lệ của Tập đoàn phù hợp với nhiệm vụ được giao, cấp đủ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ và cho vay mới theo đúng quy định của pháp luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tái cơ cấu tài chính Vinashin.

ĐNĐT


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Việt Nam – Nhật Bản ký tuyên bố chung ngày 31/10.


Thủ tướng Việt Nam - Nhật Bản ký tuyên bố chung ngày 31/10.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chọn Nhật Bản là đối tác lâu dài để điều tra, thăm dò và khai thác đất hiếm tại Việt Nam.

Quyết định trên được đưa ra trong tuyên bố chung về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, được thủ tướng hai nước ký ngày 31/10 tại Hà Nội.

Ngoài nội dung trên, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng  thông báo, Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác và giúp Việt Nam thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2 tại Ninh Thuận.

Về phía Nhật Bản, Thủ tướng Naoto Kan, khẳng định quốc gia này sẽ đáp ứng các điều kiện mà Việt Nam đưa ra khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, như hỗ trợ nghiên cứu khả thi dự án, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp cho dự án, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất và an toàn ở mức cao nhất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác xử lý chất thải, cung cấp nhiên liệu ổn định trong toàn bộ thời gian dự án.

Đối với lĩnh vực đất hiếm, Thủ tướng Naoto Kan cho rằng, thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ phía Nhật Bản, hợp tác lâu dài trong ngành công nghiệp khai thác đất hiếm của hai nước sẽ tiến triển tốt đẹp.

Ngoài ra, Thủ tướng Nhật cũng khẳng định, chính phủ nước này sẽ xem xét nghiêm túc và nhanh chóng hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành, dự án đường cao tốc đoạn Ninh Bình – Bãi Vọt, đường cao tốc Nha Trang – Phan Thiết, xây dựng Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), các tuyến đường tàu điện ngầm mới của Hà Nội và Tp.HCM.

Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam về đào tạo phát triển nhân lực, công nghiệp phụ trợ, thúc đẩy thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Bao gồm 17 loại khoáng sản, đất hiếm là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ chạy nhiên liệu tổ hợp, điện thoại di động tới màn hình TV. Theo Tổng hội Địa chất Việt Nam, tổng số trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu là khoảng gần 100 triệu tấn, sản lượng khai thác hằng năm là khoảng 125.000 tấn.

Giới khoa học ước đoán, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam có thể lên tới 22 triệu tấn, xếp hàng thứ 3 thế giới.

Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ những năm 1960. Tuy nhiên, do công nghệ khai thác còn hạn hẹp, công suất thấp, không tách được hết thành phần nên hoạt động khai thác đất hiếm ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất thép, với khối lượng không nhiều.

Liên quan đến thông tin một số doanh nghiệp Nhật Bản đã được chấp thuận khai thác đất hiếm tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc trao đổi với báo chí cuối tuần qua cho biết, hiện chưa có doanh nghiệp Nhật nào đưa ra lời đề nghị hợp tác với Việt Nam.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngọc cũng khẳng định, việc hợp tác với Nhật Bản, một quốc gia có kinh nghiệm trong khai thác, chế biến đất hiếm sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới, với sản lượng khoảng 120.000 tấn mỗi năm, chiếm 97% toàn cầu.

Cuối tháng 9 vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản (quốc gia đang nhập khẩu đến 96% đất hiếm từ Trung Quốc) phản ánh tình trạng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc. Báo chí nước ngoài dẫn lời một quan chức đề nghị không tiết lộ danh tính của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã ban lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản để gây áp lực buộc Nhật phải thả thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc, bị phía Nhật bắt giữ hồi đầu tháng 9.

Ngay sau đó, chính quyền Tokyo đã công bố một loạt các biện pháp nhằm đảm bảo nguồn cung đất hiếm cho lĩnh vực công nghiệp, trong đó có đẩy mạnh việc phát triển các nguồn đất hiếm thay thế, đưa Nhật thành trung tâm toàn cầu về tái chế đất hiếm, và giúp các nhà sản xuất lắp đặt các thiết bị nhằm giảm tiêu thụ đất hiếm. Chính phủ Nhật cũng sẽ hỗ trợ các công ty tìm kiếm quyền thuê mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc và nghiên cứu khả năng xây dựng kho dự trữ đất hiếm.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Danang to build high-tech park


Prime Minister Nguyen Tan Dung has issued a decision to establish a 1,000ha high-tech park in central Danang city’s Hoa Vang district.

The park is to be regulated to research, develop, transfer and apply high technologies; train human resources, grow enterprises, produce and deal in services related to the area; speed up the application and commercialisation of scientific research results and spur risky investments.

“The establishment of the park aims to lure resources of high technologies from both home and abroad to promote the development of the area,” said Dung.

It also targets to integrate research with production and trading, stimulate technological innovation and the development of the science and technology market.

It would help, he said in the decision, “form and develop some high-tech industries that will significantly contribute to the enhancement of economic efficiency and competitiveness of goods and services in Danang city and the central and Central Highlands regions.”

The Prime Minister stipulated that the park must reserve more than half of its area for facilities that serve science research, technology development and human resource training.

Suitable technical infrastructure with modern communications facilities and convenient working conditions was required, he said.

He also signed a decision to establish the park’s management board, which is directly under the municipal people’s committee.

The municipal people’s committee will be responsible for building general and detailed master plans for the park to submit to the government for approval, organise the assessment of detailed plans and direct construction and investments in the park.

Vietnam Investment Review


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)