Hiển thị các bài đăng có nhãn hỗ trợ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hỗ trợ. Hiển thị tất cả bài đăng

Hội thảo “Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường”


Ngày 24-5, tại khách sạn Furama Resort, UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo định hướng dự án “Biến đổi khí hậu và môi trường đô thị”, nằm trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường. Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến đã đến dự và ký kết thỏa thuận hợp tác.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến và ông Erik Schweikhardt, Cố vấn trưởng Văn phòng dự án của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức tại Đà Nẵng ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Thành Lân
Dự án Hỗ trợ phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua GIZ được ký kết từ tháng 6-2010 và bắt đầu triển khai thực hiện từ tháng 10-2010. Mục tiêu tổng thể của dự án là hỗ trợ thành phố từng bước triển khai thực hiện chương trình toàn diện về môi trường một cách bền vững và có sự tham gia của nhiều cơ quan, ban, ngành. Thời gian thực hiện dự án 3 năm.  Đây là dự án nằm trong các thỏa thuận đã đạt được giữa Chính phủ Việt Nam và CHLB Đức về hợp tác phát triển hỗ trợ kỹ thuật cho Đà Nẵng xây dựng chiến lược môi trường đến năm 2020 và phát triển hệ thống vận tải công cộng. Dự án gồm 2 cấu phần: Phát triển môi trường đô thị và Giao thông công cộng. Tuy nhiên, cho đến nay, do sự thay đổi cấu phần về giao thông nên dự án cần thiết phải được xây dựng lại với một chiến lược mới phù hợp hơn.
Tại hội thảo, UBND thành phố và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức đã ký kết thỏa thuận hợp tác và thống nhất lộ trình tổng thể cho việc thực hiện dự án, bao gồm các hoạt động chính của dự án, các kết quả dự kiến đạt được, cũng như trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia dự án, nhằm triển khai thực hiện dự án đạt hiệu quả cao và theo đúng kế hoạch.
Phát biểu kết luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến đánh giá cao sự hỗ trợ của GIZ trong thời gian qua, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của GIZ trong việc thực hiện các cấu phần của dự án, xác định các nội dung chính cần thực hiện, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tổng quát đến năm 2020: Đà Nẵng phấn đấu là “Thành phố thân thiện môi trường”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến cũng đề nghị GIZ tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực của địa phương, cũng như năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ thành phố trong 2 lĩnh vực giao thông và môi trường, góp phần thực hiện định hướng phát triển kinh tế bền vững gắn với môi trường. GIZ và các ban, ngành liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án theo kế hoạch, xem xét việc thực hiện một nghiên cứu quy hoạch chiến lược tổng thể về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, cụ thể là các vấn đề về quy hoạch và môi trường đô thị.
Thành Lân

(Theo www.nguyenbathanh.com)

Liên minh Châu Âu hỗ trợ Đà Nẵng phát triển du lịch bền vững


Ngày 9/5, đoàn tư vấn của Liên minh châu Âu (EU) do ông Jan B. Bjarnason dẫn đầu đã có chuyến công tác nhằm tìm hiểu, đánh giá nhu cầu phát triển du lịch của Đà Nẵng, một trong những địa phương được hưởng lợi của chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESRT) do EU tài trợ.

Liên minh Châu Âu hỗ trợ Đà Nẵng phát triển du lịch bền vững

Ông Jan B. Bjarnason cho biết ESRT là chương trình hỗ trợ kỹ thuật du lịch quan trọng của EU dành cho một số tỉnh thành và địa phương có tiềm năng du lịch của Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Nội dung chương trình gồm 03 hợp phần: hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch và quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân; giáo dục và đào tạo nghề trong ngành du lịch. Chương trình có tổng kinh phí hỗ trợ là 11 triệu Euro,dự kiến được triển khai thực hiện trong vòng 05 năm.

 

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP. Phùng Tấn Viết đánh giá cao chuyến công tác của đoàn, đống thời nhấn mạnh chương trình hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của thành phố mà trong đó du lịch là lĩnh vực ưu tiên phát triển. Trên cơ sở khung nội dung hoạt động của chương trình do phía đoàn tư vấn trình bày, phía thành phố đã đề nghị được chương trình hỗ trợ với các nội dung cụ thể gồm nâng cao năng lực cho cán bộ ngành du lịch thành phố; quy hoạch nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng; hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, đặc biệt nghề thủ công mỹ nghệ; và đề án phát triển tàu du lịch trên sông Hàn.

Quỳnh Đan


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định Hỗ trợ 5 nhóm đối tượng có thu nhập thấp


Ngày 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành quyết định trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn.

Theo Quyết định 471/QĐ-TTg có hiệu lực từ 30/3/2011, 5 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp với các mức 100.000 đồng/người và 250.000 đồng/người. Cụ thể:

 



Đối tượng
Mức hưởng
1 Đối tượng là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống. 250.000 đồng/người
2 Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn là những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống. 250.000 đồng/người
3 Người có công với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên (không bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp tuất). 250.000 đồng/người
4 Người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm cả đối tượng hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và trợ cấp tuất đối với người có công). 100.000 đồng/người
5 Hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 250.000 đồng/người

Theo Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện trợ cấp khó khăn cho các lao động từ các Quỹ tài chính hợp pháp của doanh nghiệp.

5 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp với các mức 100.000 đồng/người và 250.000 đồng/người.

Quyết định nêu rõ, khuyến khích các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước được sử dụng các quỹ tài chính hợp pháp hỗ trợ để cho người lao động có thêm điều kiện cải thiện cuộc sống.

Các doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động mà nguồn từ các quỹ hợp pháp không đủ chi thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đức Nguyễn

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

CDIA hỗ trợ Đà Nẵng xử lý nước thải đô thị


Hệ thống xử lý nước thải

Ngày 22/3, Tổ chức Sáng kiến phát triển các thành phố châu Á (CDIA) cam kết hỗ trợ Đà Nẵng 400.000 USD trong việc xử lý nước thải đô thị.

Nội dung hỗ trợ của CDIA bao gồm nghiên cứu tiền khả thi cho dự án và tìm kiếm các nhà đầu tư thực hiện dự án. Phía thành phố cũng cam kết đóng góp 80.000 USD cho công tác hậu cần của dự án.

Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang phải đối mặt với không ít vấn đề trong việc xử lý nước thải tại các khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu, Thọ Quang gây ô nhiễm môi trường cho cư dân xung quanh khu công nghiệp và việc xả thẳng nước thải sinh hoạt ra biển tại khu vực ven biển phía Đông thành phố.

CDIA được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chính phủ Đức thành lập năm 2007.

Cùng với sự tham gia của các chính phủ Thụy Điển, Tây Ban Nha và Áo, tổ chức này hỗ trợ các thành phố có quy mô vừa phải ở châu Á trong việc triển khai các dự án môi trường bền vững, quản lý đô thị, nghiên cứu các dự án phát triển hạ tầng…/.

Đỗ Trưởng (TTXVN/Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)