Hiển thị các bài đăng có nhãn lãnh đạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lãnh đạo. Hiển thị tất cả bài đăng

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải chúc mừng lãnh đạo HĐND, UBND TPHCM được bầu


Ngày 22-6, HĐND TPHCM khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã tiến hành kỳ họp thứ nhất bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt HĐND và UBND TP, bầu các ban chuyên môn của HĐND TP, bầu Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân TP và Hội thẩm nhân dân Tòa án Nhân dân 24 quận, huyện.

HĐND TP đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm (SN 1958), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đại biểu Quốc hội khóa XIII, làm Chủ tịch HĐND TP khóa VIII.

Đồng chí Trương Thị Ánh (SN 1959), Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND TP khóa VII và đồng chí Nguyễn Thanh Chín, Ủy viên Thường trực HĐND TP khóa VII tiếp tục được bầu lại các chức vụ trên.

nguyen ba thanh
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải chúc mừng các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND TPHCM được bầu tại Kỳ họp thứ nhất – HĐND TPHCM khóa VIII. Ảnh: Việt Dũng

HĐND TPHCM VIII có 95 đại biểu, với độ tuổi trung bình 47,8 tuổi, trong đó có 21 đại biểu nữ, 10 đại biểu là người ngoài Đảng, 5 đại biểu đại diện các tôn giáo, 2 đại biểu là người tự ứng cử…

HĐND TP cũng đã bầu lãnh đạo UBND TP gồm Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch và 6 Ủy viên UBND TP. Đồng chí Lê Hoàng Quân (SN 1953), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2004-2011 được bầu lại làm Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016 (tỷ lệ phiếu bầu xấp xỉ 94%).

Các Phó Chủ tịch UBND TP, gồm: ông Hứa Ngọc Thuận (93,68%), bà Nguyễn Thị Hồng (93,68%), ông Lê Minh Trí (93,68%), ông Nguyễn Hữu Tín – Bí thư quận ủy quận 5 (91,58%) và ông Lê Mạnh Hà – Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông (90,53%). Trong số đó, đồng chí Hứa Ngọc Thuận, đồng chí Lê Minh Trí và đồng chí Nguyễn Thị Hồng được bầu lại làm Phó Chủ tịch.

Các Ủy viên UBND TPHCM gồm: Chánh văn phòng UBND TP Võ Văn Luận; Giám đốc Sở Nội vụ Đặng Công Luận, Giám đốc Công an TP Nguyễn Chí Thành; ông Trương Văn Hai, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM; Giám đốc Sở KH-ĐT Thái Văn Rê; Giám đốc Sở Tài chính Đào Thị Hương Lan.

Phát biểu tại kỳ họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém phải tập trung khắc phục. Đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu trong tiến trình hội nhập thế giới; chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của TP. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, phát triển hạ tầng chưa đồng bộ, còn yếu kém, bất cập. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cải cách hành chính chuyển biến chậm; tinh thần, thái độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội.

Theo Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, nhiệm vụ HĐND TP khóa VIII rất nặng nề, đó là tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo hướng phù hợp với quy mô và đặc điểm của một đô thị loại đặc biệt; nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp; đồng thời tạo điều kiện tốt nhất cho từng đại biểu thực hiện nhiệm vụ.

“Phương thức hoạt động tiếp tục đổi mới theo hướng sâu sát, thiết thực, sát cơ sở, gắn bó mật thiết với nhân dân bằng cả trách nhiệm, tâm huyết, tấm lòng; cải tiến công tác tiếp xúc cử tri theo hướng công khai, dân chủ và chuyên sâu; giám sát UBND TP kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về những vấn đề dân sinh bức xúc đang được xã hội, cử tri quan tâm” – Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhấn mạnh.

Tại kỳ họp này, các đại biểu HĐND thành phố còn bầu các chức vụ trưởng, phó và các thành viên các ban Kinh tế – ngân sách, Văn hóa – xã hội và Pháp chế của HĐND TP; bầu Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân TP và Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân các quận, huyện.

V.ANH – H.HIỆP


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết 11


Sáng nay (30/5), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo TP. Hồ  Chí Minh về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm 2011 và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải; lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương.

Với vai trò trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp, tuyệt đối không được lơ là trong kiểm soát lạm phát.

 

Thủ tướng làm việc với Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh

Tăng trưởng ổn định, CPI có xu hướng giảm

Báo cáo tại  buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2011, TP. Hồ Chí Minh luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 18,4%; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 22,2%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,4%; giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 6,1%… Chỉ số CPI của Thành phố có xu hướng giảm (tháng 5/2011 là 2,38%, tháng 4/2011 là 3,16%).

Từ đầu năm đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết việc làm cho 104,3 ngàn lượt lao động, đạt 38,6% kế hoạch, trong đó lao động có việc làm ổn định là 70.800 người. Thị trường vàng và ngoại tệ trên địa bàn Thành phố ít biết động, chênh lệch giá mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và thị trường tự do tiếp tục được thu hẹp. So với cuối năm 2010, tổng vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Thành phố giảm 2,04%, tổng dư nợ cho vay tăng 4,6%.

Thành phố đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (đạt hơn 200 tỷ đồng); tạm dừng trang bị mới ô tô, tài sản có giá trị lớn (trên 212 tỷ đồng); điều chỉnh giảm vốn (453 tỷ đồng) đối với 95 dự án gặp khó khăn, không triển khai hoặc chậm tiến độ với số vốn điều chỉnh trên 453 tỷ đồng; tạm thời chưa giao vốn cho 115 công trình khởi công mới, 95 công trình chuẩn bị thực hiện, 562 công trình chuẩn bị đầu tư với số vốn 1.654 tỷ đồng. Công tác kiểm soát, quản lý giá cả, bình ổn thị trường được tăng cường và mang lại kết quả tích cực.

Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân cũng cho biết một số nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2011 mà TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện trong đó có việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu; tổ chức tốt thị trường nội địa để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng trong nước; tích cực triển khai các chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố trong năm 2011; quan tâm, tạo việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, Thành phố sẽ đôn đốc các chủ  đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đúng kế hoạch đối với các dự án xây dựng từ nguồn ngân sách, các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo TP. HCM bên lề cuộc họp

Quyết liệt hơn nữa

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ  tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những kết quả mà TP. Hồ Chí Minh đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội là rất đáng mừng và khá toàn diện; đặc biệt có nhiều chỉ tiêu đạt được cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực với cách làm sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội mà Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là những nội dung trong Nghị quyết 11.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh đã làm tốt việc kiểm soát giá, kiểm soát nhập siêu; tiết kiệm điện, nước… điều này có tác động rất lớn đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của cả nước trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Với tinh thần phát huy cao nhất những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp kiềm chế lạm phát, tuyệt đối không được lơ là trong việc kiểm soát lạm phát.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác kiểm soát giá cả, dứt khoát không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý bất cứ mặt hàng thiết yếu nào. Kiểm soát tốt tín dụng trên địa bàn, tính thanh khoản, nợ xấu của các ngân hàng cũng như thị trường ngoại hối, thị trường vàng…

Đi liền với đó là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tạo điều kiện về vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất ra những sảm phẩm đang có lợi thế, đang có thị trường tiêu thụ, thị trường xuất khẩu; đồng thời tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Tính toán, xây dựng cơ chế huy động hiệu quả nguồn lực của toàn xã hội trong xây dựng các công trình phúc lợi, dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng của Thành phố cũng như thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội…

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến đối với các nhóm kiến nghị của TP. Hồ Chí Minh về vốn đầu tư phát triển hạ tầng; cơ chế chính sách đầu tư; quản lý tài chính, điều hành ngân sách…

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về cấp vốn thực hiện Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Hồ Chí Minh; vốn cho Khu Công nghệ cao; vốn cho Dự án vệ sinh môi trường Thành phố giai đoạn 2; vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên trên địa bàn Thành phố…

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

http://nguyentandung.org


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh gặp mặt lãnh đạo một số tỉnh miền Trung


Ngày 30-4, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng gồm Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo một số tỉnh miền Trung để trao đổi việc chuẩn bị tổ chức Hội thảo nhằm tăng cường liên kết và hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa các địa phương trong khu vực.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt
Tham dự buổi gặp mặt có Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao.
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo các địa phương đều có cùng nhìn nhận rằng các tỉnh, thành trong khu vực Trung và Nam Trung bộ đều có những tiềm năng về kinh tế biển, du lịch, sân bay, khu công nghiệp, đào tạo nhân lực… cũng như quan hệ với các địa phương của Lào, Campuchia… Tuy nhiên, hiện nay, việc liên kết, hợp tác phát triển trong khu vực vẫn còn rời rạc, manh mún; nhận thức và quyết tâm chính trị về liên kết chưa đúng đắn và đầy đủ…
Từ phân tích trên, nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế của khu vực, lãnh đạo các địa phương thống nhất cần đẩy mạnh việc liên kết nhằm định hướng phát triển cho từng địa phương cũng như cả khu vực, tạo tiếng nói chung trên các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, chính sách xã hội, nhân lực, biến đổi khí hậu…
Các bên đã quyết định sẽ tổ chức Hội thảo tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Chiến lược liên kết phát triển vùng” vào khoảng cuối tháng 6-2011. Tại hội thảo, cùng với việc tiếp thu những ý kiến phân tích, nhận xét và đề xuất của các nhà kinh tế, nhà lãnh đạo…, lãnh đạo các địa phương sẽ ký kết thỏa thuận các nội dung quan trọng nhằm sớm đưa các chính sách liên kết phát triển vào thực tiễn.
Tin và ảnh: N.T

Lãnh đạo tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tưởng niệm liệt sỹ ở Đà Nẵng


Ngày 9/5, tại Đà Nẵng, lãnh đạo đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã đặt vòng hoa, tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ ở thành phố Đà Nẵng.

Đoàn lãnh đạo tàu do Trung tá Hải quân Kovalev Ivan Alexandrovich, Chỉ huy đội tàu – Tổng Tham mưu chiến đoàn tàu thủy hạm đội Thái Bình Dương dẫn đầu cùng với Đại tá Hải quân Podkopailo Petr Alexandrovich, Chỉ huy tàu “Đô đốc Vinogradov,” và một số sỹ quan trên tàu.

Lãnh đạo Đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: Văn Sơn)

Lễ đặt vòng hoa, tưởng niệm của đoàn sỹ quan tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị và tổ chức các hoạt động giao lưu nhân kỷ niệm 66 năm ngày chiến thắng trận Stalingrat trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại thành phố Đà Nẵng của đội tàu.

Trước đó, Công ty Vietsovpetro và phía Nga đã tổ chức Lễ bàn giao bia tưởng niệm các quân nhân Nga đã hy sinh tại Việt Nam.

Đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương thuộc biên chế của chiến hạm tàu hạng lớn chống tàu chiến “Đô đốc Vinogradov,” tàu chở dầu hạng trung “Penchega” và tàu cứu hộ “SB-522” gồm 461 sỹ quan và thuỷ thủ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 7 đến 11/5./.

Source: Vietnam+


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh gặp mặt lãnh đạo một số tỉnh miền Trung


Ngày 30-4, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng gồm Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh đã có buổi gặp mặt với lãnh đạo một số tỉnh miền Trung để trao đổi việc chuẩn bị tổ chức Hội thảo nhằm tăng cường liên kết và hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa các địa phương trong khu vực.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt

Tham dự buổi gặp mặt có Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Đức Hải; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Cao.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo các địa phương đều có cùng nhìn nhận rằng các tỉnh, thành trong khu vực Trung và Nam Trung bộ đều có những tiềm năng về kinh tế biển, du lịch, sân bay, khu công nghiệp, đào tạo nhân lực… cũng như quan hệ với các địa phương của Lào, Campuchia… Tuy nhiên, hiện nay, việc liên kết, hợp tác phát triển trong khu vực vẫn còn rời rạc, manh mún; nhận thức và quyết tâm chính trị về liên kết chưa đúng đắn và đầy đủ…

Từ phân tích trên, nhằm khai thác những tiềm năng, lợi thế của khu vực, lãnh đạo các địa phương thống nhất cần đẩy mạnh việc liên kết nhằm định hướng phát triển cho từng địa phương cũng như cả khu vực, tạo tiếng nói chung trên các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, chính sách xã hội, nhân lực, biến đổi khí hậu…

Các bên đã quyết định sẽ tổ chức Hội thảo tại thành phố Đà Nẵng với chủ đề “Chiến lược liên kết phát triển vùng” vào khoảng cuối tháng 6-2011. Tại hội thảo, cùng với việc tiếp thu những ý kiến phân tích, nhận xét và đề xuất của các nhà kinh tế, nhà lãnh đạo…, lãnh đạo các địa phương sẽ ký kết thỏa thuận các nội dung quan trọng nhằm sớm đưa các chính sách liên kết phát triển vào thực tiễn.

Tin và ảnh: N.T


(Theo www.nguyenbathanh.com)

Bí thư Nguyễn Bá Thanh và Lãnh đạo TP đặt vòng hoa Đài Tưởng niệm và viếng Nghĩa trang Liệt sĩ


Sáng 30-1-2011, nhân dịp Tết Tân Mão 2011, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng do đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố dẫn đầu, đã đến đặt vòng hoa Đài Tưởng niệm thành phố.

Đoàn đại biểu thành phố Đà Nẵng đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm thành phố (Ảnh: N.T)

Cùng dự có các đoàn đại biểu: Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và các lực lượng vũ trang; Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố; Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hải Châu. Vòng hoa của các đoàn mang dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ”.

Sáng cùng ngày, tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố, đoàn đại biểu Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng do đồng chí Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, đã đến đặt vòng hoa và dâng hương viếng các anh hùng, liệt sĩ. Vòng hoa của các đoàn mang dòng chữ: “Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ”.

* Trước đó, sáng 29-1, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Thanh Khê tổ chức lễ dâng hương, đặt vòng hoa Tượng đài Mẹ Dũng sỹ Thanh Khê và Bia Chiến tích Yên Khê nhân dịp Tết Tân Mão.Khu vực ngã tư Yên Khê từng là nơi đóng Sở Chỉ huy tiền phương của Trung đoàn 96 trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, cũng là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt của ta và địch từ ngày 24-12-1946 đến 7-1-1947. Tại đây, bộ đội, dân quân và nhân dân địa phương đã phối hợp chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đánh lùi nhiều đợt tấn công của quân địch, tiêu diệt hàng trăm tên xâm lược, góp phần làm thất bại mưu đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.



N.T - G.Huy


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Time: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2010


(ĐNĐT) – Động đất tại Hahiti, quả bom nhiệt hạch WikiLeaks, căng thẳng bán đảo Triều Tiên, World Cup Nam Phi… là những sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong năm 2010 theo bình chọn của tạp chí Time.

1. Động đất tại Haiti

su kien 1 copy.jpg

Trận động đất ngày 12-1 làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince của Haiti có thể chưa phải là trận động đất lớn nhất trong lịch sử cận đại, nhưng nó được xem là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất.

Trong vòng vài giờ, hàng triệu người đã mất nhà cửa. Những tòa nhà trong thành phố và khu vực lân cận đã trở thành những đống đổ nát. Khoảng 230.000 người đã chết, hàng trăm nghìn người bị thương. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng một cách nhanh chóng, hàng chục quốc gia đã đưa các nhóm cứu hộ và nhân viên quân đội đến hỗ trợ ổn định tình hình.

Tuy nhiên, sự tàn phá đã ảnh hưởng nặng nề đến quốc gia nghèo nhất vùng Tây Bán cầu này. Hàng chục nghìn người vẫn đang trú trong các thành phố lều. Đã xảy ra nhiều vụ hãm hiếp và một đại dịch tả tấn công, làm chết hơn 300 người, dẫn đến việc kêu gọi cứu trợ quốc tế.

2. WikiLeaks



 

WikiLeaks, một tổ chức tìm kiếm và xuất bản những dữ liệu nhạy cảm hoặc các bí mật của chính phủ. Trang tin này đã thả hai quả bom lớn bằng việc tiết lộ 77.000 tài liệu của quân đội Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan và hơn 400.000 nhật ký chiến trường từ Iraq vào tháng 10.

Vào tháng 11, trang web này lại cho nổ quả bom nhiệt hạch khi tiết lộ hơn 200.000 bức điện tín của Bộ Ngoại giao Mỹ làm đau đầu Nhà Trắng và buộc Washington phải tiến hành một cuộc điều tra tội phạm đối với Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks.Vụ việc gây phản ứng nhiều chiều trong giới lãnh đạo cũng như cộng đồng mạng của nhiều nước trên thế giới.

3. Giải cứu 33 thợ mỏ Chile

Vào ngày 5-8, 33 thợ mỏ tại mỏ đồng San Jose ở sa mạc Atacama bị vùi lấp ở độ sâu hơn 700 mét dưới lòng đất. 69 ngày, kéo theo một thảm kịch gây sự xúc động sâu rộng trên toàn cầu. Sau một đêm, toàn bộ các thợ mỏ bỗng chốc trở thành những anh hùng, hình ảnh của họ xuất hiện trên hầu hết các tờ báo toàn cầu.

Hình ảnh về cuộc giải cứu, khoang cứu hộ, và cuộc sống riêng tư của họ đã được truyền hình trực tiếp một cách ấn tượng, còn hơn cả phim ảnh khi mỗi con người dũng cảm đi lên từ trong lòng đất đến trong vòng tay đẫm nước mắt của các thành viên gia đình và Tổng thống Chile.

4. Lũ lụt ở Pakistan

su kien 4 copy.jpg

Những trận mưa mùa vào tháng 7 đã gây ra một nạn lụt chưa từng có trong lịch sử Pakistan. Gần 1/5 đất nước chìm trong nước. Khoảng 20 triệu người Pakistan mất nhà cửa do nước sông dâng cao, 2.000 người chết và khoảng 10 triệu gia súc bị chết hoặc cuốn trôi. Thiệt hại về kinh tế khoảng 43 tỷ USD. Đây là một đòn giáng mạnh vào đất nước Pakistan vốn chịu nhiều mất mát của chiến tranh.

5. Vụ đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc



su kien 5 copy.jpg

Vụ việc bắt đầu vào tháng 3 khi tàu Cheonan, một tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc bị chìm tại vùng biển tranh chấp giữa hai miền Triều Tiên, làm chết 46 thủy thủ. Một cuộc điều tra của quân đội Hàn Quốc tiến hành cho thấy chiếc tàu đã bị ngư lôi Triều Tiên đánh đắm. Vụ việc làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng.

Sau đó, vào ngày 23-11, Triều Tiên lại nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc làm chết 4 người, trong đó có hai lính hải quân và 2 dân thường, làm cho tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng hơn bao giờ hết.

6. World Cup Nam Phi



su kien 6 copy.jpg

Trong nhiều tháng trước khi diễn ra World Cup tại Nam Phi, báo giới quốc tế nghi ngờ khả năng tổ chức một sự kiện nổi tiếng nhất hành tinh của nước chủ nhà.

Đây là World Cup đầu tiên được tổ chức tại lục địa đen và vì vậy, đã có rất nhiều quan ngại: Liệu các sân vận động mới có được hoàn thành kịp thời gian? Liệu cơ sở hạ tầng có đủ để hàng vạn người hâm mộ trên thế giới đổ về Nam Phi? Liệu các biện pháp an ninh có đảm bảo trong một quốc gia nổi tiếng là tội phạm?

Trong 4 tuần diễn ra World Cup, Nam Phi là một cảnh tượng thành công nhất của những mùa World Cup gần đây, với những đám đông cuồng nhiệt, đặc biệt, trận đấu giữa đội Ghana với Tây Ban Nha và tiếng kèn vuvuzela gây tranh cãi trên toàn cầu.

7. Yemen: Mặt trận chống khủng bố mới



 

Vào hôm Giáng sinh năm 2009, một nghi phạm khủng bố đã thất bại trong vụ đánh bom trên chuyến bay đến Detroit. Và vụ đó đã nhắc nhở cộng đồng quốc tế về một Yemen, một quốc gia nghèo nhất và chia rẽ nhất thế giới đang trở nên nổi tiếng về chứa chấp các phiến quân ly khai. Một kẻ đánh bom đã được huấn luyện tại nước này. Kể từ đó, thế giới đã biết về một mối đe dọa đang ngày càng lớn của chi nhánh al Qaeda Yemen.

8. Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Châu Âu

Đối với châu Âu, có lẽ đó là mùa hè của sự tức giận. Do ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái, một nước  thuộc nền kinh tế châu Âu đã áp dụng biện pháp thắt lưng buộc bụng. Khi Hy Lạp sắp rơi vào phá sản vào tháng 5, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Athens và các thành phố khác để phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu công. Nhiều người cảm thấy họ đang bị trừng phạt vì các lỗi lầm của các chính trị gia.



 

Trên khắp châu Âu, người ta có cảm giác rằng các chính sách xã hội lâu dài được tạo ra sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đang bị đe dọa: trong nhiều tuần tại Pháp, các thành phố và thị trấn đã bị phong tỏa bởi các cuộc đình công khi những thanh niên và người tham gia biểu tình chống các kế hoạch kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm hai năm.

Vào tháng 10, chính phủ mới do Đảng Bảo thủ của Anh lãnh đạo đã tuyên bố cắt giảm ngân sách 128 tỷ USD, cắt giảm phúc lợi của quân đội làm dấy lên một sự phẫn nộ của công chúng.

9. Cuộc chiến chống ma túy ở Mexico



 

Cuộc chiến của Mexico chống lại các tập đoàn ma túy đã chuyển sang giai đoạn khủng khiếp nhất vào năm 2010. Các thành phố dọc theo biên giới đã bị cuốn vào tình trạng bạo lực trong các cuộc thanh trừng các đầu sỏ ma túy.

Vào tháng 9, đã có khoảng 400 cảnh sát hối lộ bị sa thải. Tổng thống Felipe Calderon đã có một số thắng lợi trong cuộc chiến chống lại các tập đoàn ma túy.

Tuy nhiên, những tin tốt lành còn lâu mới so được với các tin tức đều đặn báo cáo về các vụ bắt cóc, sát hại tập thể và xử tử vào ban đêm. Hơn 3.000 người đã bị giết chỉ trong năm nay.

10. Cuộc biểu tình của những người Áo Đỏ Thái Lan

Vào tháng 4 và tháng 5, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đánh chiếm trung tâm thương mại Bangkok, thủ đô Thái Lan. Những người Áo Đỏ đã tìm cách hạ bệ chính phủ mà họ cho là kém dân chủ.



 

Sau những cuộc tuần hành liên tục nhằm chứng tỏ một sự không khoan nhượng đối với chính phủ, tình hình đã trở nên bạo lực. Các đường phố ở thủ đô Bangkok đã trở thành chiến trường giữa quân đội của chính phủ và những người biểu tình. Cuộc trấn áp mạnh mẽ của Chính phủ đã dẫn đến cái chết của 91 người và hơn 1.800 người bị thương.

Vào tháng 11, hàng ngàn người Áo Đỏ lại tuần hành ở Bangkok để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong đợt biểu tình đó. Người ta lo rằng, trong tương lai sẽ còn tiếp tục diễn ra biểu tình và các hành động khác nữa.

ĐNĐT

.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Mỹ – Nhật bắt đầu tập trận, Triều Tiên huy động thêm tên lửa


(ĐNĐT) – Ngày 3-12, một cuộc diễn tập lớn nhất từ trước tới nay giữa Mỹ và Nhật Bản đã được tiến hành trên vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, trong khi Triều Tiên huy động thêm tên lửa.


Trong cuộc trình diễn hỏa lực quân sự chung mang tên “Keen Sword”, Mỹ và đồng minh bên kia bờ Thái Bình Dương tiến hành cuộc tập trận 8 ngày với 60 tàu chiến, máy bay 500 và 44.000 quân tại vùng biển phía nam Nhật Bản. Đây là cuộc tập trận đánh dấu kỷ niệm 50 năm liên minh Mỹ-Nhật.








Lực lượng quân đội Mỹ và Nhật Bản tại nghi lễ khai mạc cuộc tập trận ngày 3-12. Ảnh: THX

Cuộc tập trận đã lên kế hoạch từ trước vượt xa cuộc tập trận Mỹ-Hàn trên Hoàng Hải tuần này vốn có ý nghĩ như một cuộc biểu dương lực lượng với Bình Nhưỡng, sau khi Triều Tiên nã pháo tấn công đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.

Trung Quốc, thay vì công khai lên án Triều Tiên về vụ nã pháo vào Hàn Quốc, đã kêu gọi đàm phán với Bình Nhưỡng và cho rằng đàm phán thì tốt hơn là “dương oai diễu võ”.

Tuy nhiên, Washington, Tokyo và Seoul đã phớt lờ đề xuất của Bắc Kinh về đàm phán sáu bên với sự tham gia của Moscow. Thay vào đó, họ sẽ tổ chức một hội nghị ba bên do Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton Mỹ chủ trì vào thứ hai tới (6-12). 

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi sẽ theo dõi sát sao hội nghị này. Do tình hình trên bán đảo Triều Tiên cực kỳ phức tạp và nhạy cảm. Chúng tôi hy vọng hội nghị sẽ làm giảm căng thẳng và thúc đẩy đối thoại, hơn là làm căng thẳng tình hình và đẩy mạnh sự đối đầu.”

Cũng trong ngày 3-12, hãng Yonhap đưa tin, Hàn Quốc cho biết, sẽ sớm tổ chức diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển Hoàng Hải và sẽ trả đũa mạnh mẽ hơn đối với bất kỳ sự xâm lược nào của Triều Tiên sau vụ nã pháo.

Một quan chức thuộc Tham Mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch tiếp tục diễn tập bắn đạn thật gần 5 hòn đảo trên Hoàng Hải, kể cả đảo YeonPyeong, càng sớm càng tốt.”

Trước khi bắt đầu diễn tập, chúng tôi đang kiểm tra các biện pháp đối phó lại các khiêu khích trong tương lại của Triều Tiên và huy động vũ khí để đáp trả nếu Triều Tiên gây hấn một lần nữa trong quá trình diễn tập”, quan chức trên cho biết.

Triều Tiên huy động thêm tên lửa nhiều nòng


Trong khi đó, ngày 3-12, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho hay Triều Tiên đã huy động thêm các giàn phóng tên lửa nhiều nòng có khả năng dội pháo vào Seoul, một thành phố chỉ nằm cách biên giới chỉ 50 km.

Nguồn tin giấu tên cho biết: “Triều Tiên gần đây đã gia tăng số lượng giàn tên lửa nhiều nòng khoảng từ 100 đến khoảng 5.200 quả, có khả năng tập trung tấn công từ các căn cứ của họ vào Seoul và các khu vực lân cận”.




Tên lửa SA-2. Ảnh: abovetopsecret.com


Tuy nhiên, nguồn tin trên không cho biết liệu các giàn phóng tên lửa nhiều nòng được huy động đến gần biên giới với Hàn Quốc hay không. Seoul và các vùng lân cận là nơi sinh sống của gần một nửa trong số 50 triệu dân Hàn Quốc.

Trước đó, Triều Tiên còn được cho là đã huy động các tên lửa đất đối không SA-2 và SA-5 đến gần biên giới.

Căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên đã dâng cao kể từ khi Triều Tiên nã pháo lên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc hôm 23-11 gần khu vực tranh chấp trên biển Hoàng Hải. Hai dân thường và hai lính hải quân Hàn Quốc đã thiệt mạng trong vụ này, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên vào một khu vực dân sự kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trong một diễn biến khác,  tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản đưa nguồn tin trích dẫn cho hay, Kim Jong-un, con trai út đồng thời là người kế vị lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, đã lệnh cho quân đội vào đầu tháng 11 sẵn sàng cho một cuộc tấn công bằng pháo binh vào Hàn Quốc.

Tờ nhật báo trên dẫn một tin rất thân cận với quan hệ Triều Tiên-Trung Quốc cho rằng: “Đầu tháng trước, quân đội Triều Tiên đã phát đi chỉ thị dưới danh nghĩa Kim Jong-un, gửi cho các chỉ huy cao cấp của quân đội sẳn sàng đối phó với sự khiêu khích của kẻ thù bất kỳ lúc nào”.

Nguồn tin dẫn lời một sĩ quan quân đội giấu tên khi đánh giá về vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong rằng: “Nó đã được lên kế hoạch. Chúng tôi đã chuẩn bị cho việc đó trong thời gian dài”.

Quân đội Triều Tiên đã đợi một cơ hội và dựa trên cái cớ chống lại cuộc tập trận thường niên của Hàn Quốc. Ngoài ra, đây cũng là một nỗ lực nhằm thiết lập hình ảnh của Kim Jong-un như là một lãnh đạo mạnh mẽ để gạt bỏ những sự bất tín nhiệm trong một số binh sĩ”, tờ báo cho biết.

Quang Hiển

(Theo AFP, BBC, Yonhap, Chosun Ilbo)

.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)