Hiển thị các bài đăng có nhãn tố cáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tố cáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Người sáng lập WikiLeaks bị bắt






Mô tả ảnh.




Hình ảnh phác họa Julian Assange (trái) tại tòa án và những người muốn nộp tiền bảo lãnh cho ông (Ảnh: BBC)

Nhà sáng lập Wikileaks, Julian Assange đã bị bắt ngày 7-12 trong một cuộc điều tra tội phạm tình dục. Tuy nhiên, trang mạng này không hề nao núng và tiếp tục phát hành các bức điện mật mà giới chức Mỹ cho rằng đang hủy hoại nền an ninh và quan hệ của Mỹ trên toàn thế giới.

Sau một tháng lẩn trốn, người đàn ông Australia 39 tuổi này đã trình diện cảnh sát Anh để tuân theo lệnh bắt giữ của tòa án Thụy Điển. Ông bị truy nã để thẩm vấn sau khi hai phụ nữ tố cáo ông có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su và không được sự đồng ý của họ.

Assange cho biết, ông sẽ chống lại việc dẫn độ sang Thụy Điển, mở ra một giai đoạn có thể được gọi là một cuộc chiến pháp lý căng thẳng.

Tại một phiên tòa ở London, Assange không có biểu hiện phản ứng khi Thẩm phán Howard Riddle bác bỏ việc xin tại ngoại của ông ta trong khi chờ đợi phán quyết dẫn độ vào ngày 14-12. Tòa cho rằng, Assange có thể sẽ tẩu thoát nếu được tạm tha. Khi thẩm phán hỏi liệu có đồng ý bị dẫn độ không, Assange nó rằng không đồng ý.

Trong một phiên thẩm vấn kéo dài một giờ tại London, Thẩm phán Gemma Lindfield, đại diện chính quyền Thụy Điển, đã đưa ra các cáo buộc tội hãm hiếp, gạ gẫm và quấy rối trái luật chống lại Assange, sau hai vụ quan hệ tình dục riêng biệt trong tháng 8 với hai phụ nữ Thụy Điển.

Tại Thụy Điển, một người quan hệ tình dục với một người bị mất ý thức, say rượu hoặc đang ngủ có thể bị kết án hãm hiếp và bị lãnh án từ hai đến sáu năm tù.

Luật sư của Assange đã chống lại các cáo buộc và nói rằng hai phụ nữ trên chỉ tố cáo sau khi biết rằng Assange đã ngủ với cả hai.

Các công tố viên tại Thụy Điển chưa có cáo buộc chính thức nào chống lại Assange. Luật sư của Wikileaks, Mark Stephens nói ông nghi ngờ việc Thụy Điển có quyền hợp pháp dẫn độ Assange chỉ để thẩm vấn.

Theo luật sư người Thụy Điển của Assange, Bjorn Hurtig, việc lập thủ tục dẫn độ có thể mất từ một tuần đến hai tháng. Nếu Assange thua kiện, ông có thể kiện lên tòa án tối cao. Có thể có thêm các đơn kháng cáo và Thụy Điển cũng có quyền kháng cáo nếu thấy tòa án thiên vị Assange.



Vào lúc này, Stephens cho biết ông ta sẽ gửi một đơn xin tại ngoại mới cho Assange và cho biết thêm rằng một số người Anh nổi tiếng như Jemima Khan và nhà làm phim Ken Loach và nhà báo Australia, John Pilger đã ngỏ ý đóng góp 20.000 euro (31,500 USD) mỗi người để Assange được tự do.

Trước đó, chính phủ Australia cho biết họ đang yêu cầu Lãnh sự quán giúp đỡ Assange, như tất cả người dân Australia bị bắt giữ ở nước ngoài. Chính phủ Australia cho biết, Tổng lãnh sự quán Australia tại London đã thông báo cho Assange để đảm bảo chắc chắn rằng ông đã có người đại diện về mặt pháp lý.

Hiện công chúng vẫn chưa biết Assange bị giam giữ ở đâu bởi vì cảnh sát Anh không bao giờ tiết lộ vì các lý do riêng tư và an ninh.

WikiLeaks tiếp tục phát hành điện tín mật

Lầu Năm Góc đã hoan nghênh vụ bắt giữ Assange. Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates phát biểu trong chuyến viếng thăm Afghanistan rằng: “Đó là một tin tốt lành đối với tôi”.

Trong lúc đó, như thể chứng tỏ rằng không thể bị đe dọa, Wikileaks tiếp tục phát hành hàng chục bức điện mật mới, kể cả các chi tiết về kế hoạch phòng thủ của NATO tại Estonia, Latvia và Lithuania làm Nga nổi giận.

Phát ngôn viên của Wikileaks, Kristinn Hrafnsson nhấn mạnh rằng vụ bắt giữ Assange và quyết định dừng dịch vụ chuyển tiền quyên góp của cả Visa và MasterCard cho Wikileaks sẽ không thay đổi chiến dịch của tổ chức này. Tuy nhiên, Hrafnsson nói rằng tổ chức này chưa có kế hoạch thực hiện lời đe dọa sẽ phát hành ồ ạt các tài liệu nhạy cảm nhất của Mỹ nếu bị tấn công.

Chính phủ Mỹ đang điều tra việc Assange có bị truy tố tội gián điệp hoặc các tội khác. Ngày 7-12, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng một số quan chức nước ngoài đã trở nên do dự khi tin tưởng vào Mỹ sau vụ tiết lộ các tài liệu mật của Wikileaks.

Ngoài ra, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Dave Lapan nói rằng quân đội đã chứng kiến một sự “thụt lùi” trong các cuộc tiếp xúc với nước ngoài. “Họ tin rằng Mỹ không giữ được bí mật và đã để cho các bí mật lộ ra, làm thay đổi rất nhiều điều”.

Quang Hiển

(Theo AP)




(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Interpol phát lệnh truy nã nhà sáng lập WikiLeaks


(ĐNĐT) – Ngày 1-12,  Cảnh sát quốc tế Interpol cho biết đã yêu cầu các quốc gia thành viên bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange do nghi ngờ hãm hiếp dựa trên cơ sở lệnh bắt của Thụy Điển.

Nhà sáng lập WikiLeaks, Julian Assange (Ảnh: Reuters)

Một phát ngôn viên của Interpol cho biết, Thụy Điển đã có Lệnh đỏ và khẳng định rằng Interpol đã đưa lên website của mình lời đề nghị của Thụy Điển về hỗ trợ việc tìm kiếm người đàn ông Australia 39 tuổi này.

Phòng Công tố Công cộng quốc tế Thụy Điển tại Gothenburg đã phát đi một lệnh bắt đối với Julian Assange vào ngày 18-11, nói rằng “nguyên nhân có thể là tội hãm hiếp, lạm dụng tình dục và cưỡng bức trái pháp luật”.

Assange, một người hiện chưa rõ nơi ở, đã gửi đơn kháng án tại Tòa án Thụy Điển nhưng đã bị từ chối tuần qua và ông đã gửi một lá đơn thứ hai.

Vào lúc này, Assange có thể đối mặt với việc bắt giữ và dẫn độ về Thụy Điển từ bất kỳ đâu trên thế giới, nơi mà chính quyền sở tại quyết định thực hiện lệnh bắt nói trên.

Những người ủng hộ Assange đã tố cáo các lực lượng ẩn danh cố tình hư cấu ra việc ông ta đã phạm tội tình dục đối với hai phụ nữ Thụy Điển vào tháng 8 nhằm đánh vào chiến dịch đưa tài liệu mật mà WikiLeaks đang sở hữu ra công chúng.

Hiện WikiLeaks vẫn đang tiếp tục việc tiết lộ tài liệu mật. Tuần này, khoảng 250 ngàn bức điện tín mật của Bộ Ngoại giao Mỹ đã được tung lên mạng internet và các tờ báo trên thế giới.

Việc tiết lộ các tài liệu, chủ yếu là các bức điện ngoại giao nội bộ của Mỹ, đã gây một sự ngượng ngùng cao độ cho Mỹ và một vài đồng minh thông qua những tiết lộ chấn động và hớ hênh đi cùng những sự kiện thế giới.

Ngày 30-11, Assange đã trả lời phỏng vấn của tạp chí Time từ một địa điểm bí mật qua dịch vụ điện thoại Skype. Dù là người Australia, Assange được cho là sống chủ yếu ở châu Âu và gần đây là Anh quốc.

Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, đã lên án vụ ăn cắp và phơi bày những bức điện tín ngoại giao là phạm tội hình sự, giáng một đòn vào sự ổn định và thực tiễn ngoại giao thế giới. Mỹ đã tiến hành điều tra và làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan trong vụ rò rỉ thông tin này.

Quang Hiển

(Theo AFP)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)