Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tham dự lễ ký kết đầu tư Khu du lịch Làng Vân


Ngày 19-10, UBND thành phố Đà Nẵng và Công ty cổ phần Vinpearl ký kết thỏa thuận nguyên tắc về việc đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến tham dự lễ ký kết.

Ký kết thỏa thuận nguyên tắc về việc đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân

Ký kết thỏa thuận nguyên tắc về việc đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân

Theo đó, UBND thành phố Đà Nẵng đồng ý giao cho Vinpearl làm chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) với tổng diện tích đất  và mặt nước hơn 1.500 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 1 tỷ USD.

Theo thỏa thuận nguyên tắc, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ giao cho Công ty cổ phần Vinpearl thực hiện dự án với quy mô diện tích khoảng 1.065 ha đất và 500 ha mặt nước, trong đó bao gồm: giao đất (có thu tiền sử dụng đất 1 lần) cho khoảng 300 ha để đầu tư xây dựng theo mục tiêu đầu tư xây dựng dự án; cho thuê đất (thu tiền thuê theo năm) cho khoảng 300 ha để đầu tư xây dựng một số loại hình dịch vụ thương mại du lịch nghỉ dưỡng, vườn hoa, cây xanh, giao thông; giao quản lý khoảng 465 ha (không thu tiền sử dụng đất) để tạo cảnh quan cây xanh, tôn tạo phát triển hệ sinh thái rừng tại khu vực dự án, dịch vụ phúc lợi công cộng, giao thông và thuê khoảng 500 ha mặt nước (thu tiền thuê theo năm) để tạo cảnh quan, tôn tạo phát triển hệ sinh thái biển, xây dựng khu vực giải trí thế giới biển.

Cũng theo thỏa thuận này, UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chịu trách nhiệm tổ chức và kinh phí bồi thường để giải phóng mặt bằng toàn khu đất.

Công ty cổ phần Vinpearl cho biết, Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân là dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5 tỷ USD, trong đó tổng mức đầu tư giai đoạn một là 1 tỷ USD, với tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và là dự án lớn nhất từ trước đến nay mà công ty chính thức đầu tư phát triển.

Theo kế họach, dự án sẽ bao gồm các hạng mục cơ bản: Tổ hợp khách sạn và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao quốc tế với quy mô hơn 1.000 phòng; quần thể căn hộ và biệt thự cao cấp; tổ hợp thương mại và dịch vụ; trung tâm nghệ thuật biểu diễn và nhà hát kịch; trung tâm hội nghị quốc tế; sân golf, tổ hợp thể thao; cáp treo và các phương tiện giao thông nội bộ khác; khu trò chơi đặc biệt có thưởng dành cho người nước ngoài; khu giải trí thế giới biển; khu đậu đỗ máy bay trực thăng, thủy phi cơ…

Ông Đặng Thanh Thủy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinpearl, cho biết Vinpearl cam kết thực hiện dự án theo đúng tiến độ và chỉ đạo của UBND thành phố. Hiện Vinpearl đang đàm phán, hợp tác với các đối tác hàng đầu trong nước và quốc tế về tài chính cũng như về quy họach, thiết kế dự án để chuẩn bị kỹ lưỡng các vấn đề liên quan nhằm nhanh chóng khởi công xây dựng dự án vào năm 2012, ngay khi công tác giải phóng mặt bằng hoàn tất. Dự án sẽ hoàn thành giai đoạn một, đưa những công trình đầu tiên vào hoạt động vào năm 2015 và hoàn thành toàn bộ dự án vào khoảng năm 2020.

Đà Nam(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Nghị quyết hội đồng nhân dân Thành Phố Đà Nẵng


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Trên cơ sở xem xét các Báo cáo và Tờ trình của Ủy ban Nhân dân thành phố, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách của Hội đồng Nhân dân thành phố và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố,

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng Nhân dân thành phố cơ bản nhất trí với đánh giá tình hình thực hiện dự toán nhân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm, nhiệm vụ và biện pháp điều hành dự toán ngân sách những tháng cuối năm 2011, tình hình thực hiện và kế hoạch điều chỉnh vốn xây dựng cơ bản năm 2011; thống nhất thông qua các Báo cáo số 129/BC-UBND ngày 8 tháng 9 năm 2011 và Báo cáo số 138/BC-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân thành phố; đồng thời, nhấn mạnh một số vấn đề sau:

1. Đánh giá chung về tình hình thu, chi ngân sách 8 tháng đầu năm 2011

Nhìn chung thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 8 tháng năm 2011 cơ bản đạt tiến độ thu so với dự toán HĐND thành phố giao.

Công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách đảm bảo cân đối đủ nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán, giải quyết kịp thời vốn để đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm; tập trung kinh phí thực hiện chính sách an sinh xã hội; thực hiện nghiêm túc tiết kiệm 10% chi thường xuyên, tạm dừng mua sắm ô-tô, thiết bị tài sản có giá trị cao, cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu; hỗ trợ kinh phí tổ chức các đợt bán hàng bình ổn giá thực hiện kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

2. Nhiệm vụ và một số biện pháp quản lý điều hành dự toán ngân sách những tháng cuối năm 2011

a) Tăng cường công tác quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước. Tổ chức thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thu; có biện pháp xử lý vướng mắc về nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc kê khai để phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ để chấn chỉnh kịp thời, chống thất thu thuế. Thực hiện tốt chính sách giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Phấn đấu tăng thu từ thuế, phí tối thiểu 10% so với dự toán được HĐND thành phố giao để chủ động trong cân đối ngân sách.

b) Ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng và nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi ngân sách.

- Tăng cường quản lý chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Tiếp tục rà soát vốn các công trình không có khả năng sử dụng hết kế hoạch đã bố trí để bổ sung cho các công trình trọng điểm, cấp bách khác, vốn giải tỏa đền bù. Phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư XDCB đã được bố trí. Các chủ đầu tư, Ban quản lý khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư XDCB, nghiệm thu khối lượng hoàn thành và làm thủ tục thanh toán vốn theo quy định để thanh toán hoàn trả tạm ứng ngân sách. Các ngành, địa phương chủ động cân đối nguồn để thực hiện các nhiệm vụ theo dự toán và các nhiệm vụ phát sinh, hạn chế bổ sung ngoài dự toán. Thực hiện hiệu quả chương trình tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, vốn ngân sách Nhà nước; ưu tiên thực hiện tốt các chính sách đối với các đối tượng chính sách, xã hội, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp mới; đồng thời chủ động ngân sách để thực hiện phòng, chống lụt, bão, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

- Các ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chi thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn Trung ương bổ sung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối lượng, kịp thời lập các thủ tục, hồ sơ giải ngân vốn theo kế hoạch.

c) Tiếp tục thực hiện tốt công tác bình ổn giá và chính sách an sinh xã hội: giải quyết kịp thời kinh phí bảo hiểm y tế cho các đối tượng, hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các doanh nghiệp có hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, liên kết, lạm dụng vị thế độc quyền để áp đặt giá, buôn lậu và gian lận thương mại.

d) Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính công, nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và cơ chế giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; đẩy mạnh chính sách xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP và Nghị quyết 05/NQ-CP của Chính phủ nhằm huy động các nguồn vốn xã hội đầu tư phát triển cung ứng dịch vụ công đáp ứng nhu cầu phục vụ nhân dân.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Ủy ban Nhân dân thành phố căn cứ Nghị quyết này, tiến hành chỉ đạo, điều hành các sở; ngành và chính quyền các cấp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả nhiệm vụ và biện pháp điều hành dự toán ngân sách những tháng cuối năm 2011 và kế hoạch điều chỉnh vốn xây dựng cơ bản của thành phố năm 2011.

Nghị quyết này đã được Hội đồng Nhân dân thành phố khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016, kỳ họp thứ 2 (bất thường) thông qua ngày 3 tháng 10 năm 2011.

Chủ tịch Nguyễn Bá Thanh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh kiểm tra hệ thống xử lý nước tại KCN Đà Nẵng


KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ-UBND ngày 4-9-2001 của UBND thành phố với diện tích 77,3ha. Đến nay đã có 24 doanh nghiệp (DN) được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đang hoạt động, chiếm 50% diện tích đất của KCN này.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cùng các ngành chức năng kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Ảnh: Mỹ Hạnh

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cùng các ngành chức năng kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Ảnh: Mỹ Hạnh

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN hiện nay có công suất 3.000m3/ngày đêm. Tình trạng ô nhiễm môi trường từ KCN gây ra cho khu vực dân cư xung quanh đã ở mức báo động. Vừa qua, lãnh đạo thành phố trực tiếp chỉ đạo các ban, ngành chức năng vào cuộc xử lý với yêu cầu không để một mét khối nước thải chưa được xử lý đổ ra môi trường. Thực hiện chỉ đạo, trong những ngày này, Sở Tài nguyên – Môi trường đang tích cực phối hợp với các nhà chuyên môn làm việc với Công ty Quốc Việt để triển khai việc mở rộng hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng. Tuy nhiên, thủ phạm chính của việc gây ô nhiễm là từ các DN tại KCN này và qua đó cho thấy công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra thực hiện xử lý môi trường sau cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa tốt, dẫn đến không kiểm soát được tình hình, để đến khi ô nhiễm quá nặng mới chạy theo xử lý.

Theo ông Trần Đắc Việt, Trưởng phòng Tài nguyên- Môi trường quận Sơn Trà, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường khu vực dân cư xung quanh KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng là do một số DN chế biến thủy sản xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, mặc dù bản thân các DN đó có hệ thống xử lý nước thải riêng đạt quy chuẩn. Việc “xả trộm” nước thải ra môi trường mang lại nguồn lợi cho DN hàng trăm triệu đồng, còn hậu quả thì người dân xung quanh KCN phải gánh chịu. Bên cạnh đó, có nhiều thời điểm hệ thống xử lý nước thải  tập trung phải tiếp nhận lượng nước thải quá tải lên đến 4.700m3/ngày đêm, dẫn đến nước thải sau xử lý không đạt chất lượng, gây hôi thối.

Ông Phạm Việt Hùng, Trưởng ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng thừa nhận: “Ban Quản lý mà không quản lý vì không đủ nhân lực, vật lực và cũng không có thẩm quyền thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra”. Đồng quan điểm này, ông Trần Đắc Việt cho rằng: “Chúng tôi chỉ có quyền phối hợp kiểm tra các chỉ tiêu gián tiếp về hệ thống, tiêu chuẩn vận hành và trước khi kiểm tra phải có thông báo cho DN bằng văn bản nên DN dễ sẵn sàng đối phó với đoàn kiểm tra. Còn thanh tra ngành và thanh tra các cấp mới có quyền kiểm tra trực tiếp vi phạm, không cần báo trước”.

Tuy nhiên theo Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 27-5-2010 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn thành phố thì Ban Quản lý các KCN và KCX Đà Nẵng là cơ quan đầu mối phối hợp quản lý Nhà nước tất cả các hoạt động diễn ra trong các KCN. Nhưng thực tế cơ quan quản lý Nhà nước mà không có thẩm quyền thanh tra, không đủ nhân lực, vật lực để kiểm tra thì sẽ không thể phát hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, xử lý. Sự thiếu chặt chẽ và không rõ ràng trong việc phân công nhiệm vụ của Ban Quản lý và các ngành chức năng liên quan trong Quy chế phối hợp đã tạo ra lỗ hổng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các DN trong KCN mà  KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng là một ví dụ.

Để xử lý ô nhiễm môi trường KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, bên cạnh việc mở  rộng hệ thống xử lý nước thải tập trung, cần bắt buộc các DN xử lý nước thải trước khi đưa ra hệ thống xử lý tập trung, đồng thời cần có sự phân công cụ thể, rõ ràng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các ngành liên quan nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động của DN, trong đó có xử lý môi trường. Đây cũng là việc nên tính đến cho công tác quản lý các KCN khác trên địa bàn thành phố.

Thu Phương(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Kỷ niệm 81 năm ngày truyền thống văn phòng cấp ủy và tài chính Đảng


Ngay từ cuối tháng 4-2011, sau khi lãnh đạo các tỉnh duyên hải miền Trung thống nhất tổ chức Hội thảo tăng cường liên kết vùng, các cán bộ, nhân viên của Văn phòng Thành ủy (VPTU) Đà Nẵng đã tất bật với việc chuẩn bị các công việc liên quan cho một hội thảo quy mô cấp vùng lớn nhất từ trước đến nay.

Lãnh đạo thành phố và đội ngũ cán bộ Văn phòng Thành ủy tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố.

Lãnh đạo thành phố và đội ngũ cán bộ Văn phòng Thành ủy tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố.

Không chỉ tất bật với việc tham mưu, điều phối, kết hợp chuẩn bị báo cáo, mời các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn… tham gia, VPTU còn triển khai các phần việc và phối hợp, tổ chức  chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo Đà Nẵng với 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong gần 2 tháng, tất cả các công việc được chuẩn bị chu đáo để Hội thảo khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung tổ chức tại Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp. Ngay tại hội thảo, lãnh đạo của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung đã cùng đi đến đồng thuận và ký kết Biên bản cam kết tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại, đầu tư… đồng thời quyết định thành lập “Quỹ Nghiên cứu phát triển Vùng” nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực.

Có thể nói, sau việc tham mưu và triển khai những công việc quan trọng góp phần vào sự thành công của Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố, tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy ban hành quy chế và chương trình làm việc toàn khóa, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp…, thì trong vòng một năm qua, VPTU đã tiếp tục ghi dấu ấn của mình bằng việc tham mưu, triển khai thực hiện thành công Hội thảo liên kết Vùng.

Bên cạnh đó, trước những vấn đề nóng bỏng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng, trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy đã liên tục có những cuộc làm việc với các ngành, các cấp, các địa phương liên quan nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn cơ sở; trong đó có cả những cuộc khảo sát, kiểm tra thực tế đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nội dung, tổng hợp tình hình kịp thời, nhanh chóng và chính xác bảo đảm chất lượng công tác tham mưu, giúp việc.

Điều đó càng khẳng định, VPTU đã có sự tham mưu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nội chính phục vụ kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, nhất là những đòi hỏi ngày càng bức thiết trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy. Để làm được điều này, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao của mỗi cán bộ theo dõi ngành trong vấn đề tự học hỏi và trau dồi kiến thức cũng như việc phối hợp chặt chẽ và liên tục với cơ sở, các ngành có liên quan của thành phố để thường xuyên cập nhật thông tin đáp ứng kịp thời và chính xác trước yêu cầu ngày càng cao của lãnh đạo đối với nhiệm vụ chính trị được giao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động, VPTU đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên các mặt công tác như nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính, đối ngoại của cấp ủy và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổ chức công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo của cấp ủy; quản lý tài sản, tài chính Đảng, bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy cùng các công tác nghiệp vụ khác. Trong đó, vấn đề quyết định nằm ở việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Do vậy, thời gian qua, VPTU rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong 2 năm qua, VPTU đã tạo điều kiện cho 1 đồng chí nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 7 đồng chí học cao học và đã có 3 đồng chí bảo vệ xong luận văn thạc sĩ, 6 đồng chí học quản lý Nhà nước, 3 đồng chí học cao cấp lý luận chính trị… Từ môi trường công tác này, trong năm qua, nhiều cán bộ của Văn phòng đã trưởng thành và được phân công đảm nhiệm các chức vụ cao ở cấp quận, huyện, sở, ngành như: đồng chí Phan Văn Tâm, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; Lê Minh Trung, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Thanh Khê; Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Võ Công Chánh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ…

81 năm (1930-2011), Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã trải qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành: Từ năm 1930 – 1963: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; từ năm 1963 – tháng 8-1967: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Đà; từ tháng 8-1967 – tháng 3-1975: Văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà; từ tháng 3-1975 – tháng 12-1996: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng; từ tháng 1-1997 đến nay: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng. Trong những chặng đường đấu tranh oanh liệt đã qua, trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn, thử thách, ác liệt đến đâu, mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ cơ quan Văn phòng cấp ủy luôn kiên định lập trường cách mạng, bản lĩnh vững vàng, đoàn kết một lòng để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống “Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, sáng tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc”. (Nguồn: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng)

Bài và ảnh: Anh Quân(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

KỶ NIỆM 81 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG VĂN PHÒNG CẤP ỦY VÀ TÀI CHÍNH ĐẢNG


Ngay từ cuối tháng 4-2011, sau khi lãnh đạo các tỉnh duyên hải miền Trung thống nhất tổ chức Hội thảo tăng cường liên kết vùng, các cán bộ, nhân viên của Văn phòng Thành ủy (VPTU) Đà Nẵng đã tất bật với việc chuẩn bị các công việc liên quan cho một hội thảo quy mô cấp vùng lớn nhất từ trước đến nay.

Lãnh đạo thành phố và đội ngũ cán bộ Văn phòng Thành ủy tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố.

Lãnh đạo thành phố và đội ngũ cán bộ Văn phòng Thành ủy tại Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố.

Không chỉ tất bật với việc tham mưu, điều phối, kết hợp chuẩn bị báo cáo, mời các chuyên gia, các nhà lãnh đạo, quản lý và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn… tham gia, VPTU còn triển khai các phần việc và phối hợp, tổ chức  chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo Đà Nẵng với 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong gần 2 tháng, tất cả các công việc được chuẩn bị chu đáo để Hội thảo khoa học Liên kết phát triển 7 tỉnh duyên hải miền Trung tổ chức tại Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp. Ngay tại hội thảo, lãnh đạo của 7 tỉnh, thành duyên hải miền Trung đã cùng đi đến đồng thuận và ký kết Biên bản cam kết tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng và sản phẩm du lịch, kinh tế biển, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xúc tiến thương mại, đầu tư… đồng thời quyết định thành lập “Quỹ Nghiên cứu phát triển Vùng” nhằm tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực.

Có thể nói, sau việc tham mưu và triển khai những công việc quan trọng góp phần vào sự thành công của Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố, tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy ban hành quy chế và chương trình làm việc toàn khóa, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp…, thì trong vòng một năm qua, VPTU đã tiếp tục ghi dấu ấn của mình bằng việc tham mưu, triển khai thực hiện thành công Hội thảo liên kết Vùng.

Bên cạnh đó, trước những vấn đề nóng bỏng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng, trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy đã liên tục có những cuộc làm việc với các ngành, các cấp, các địa phương liên quan nhằm giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn cơ sở; trong đó có cả những cuộc khảo sát, kiểm tra thực tế đòi hỏi phải có sự chuẩn bị nội dung, tổng hợp tình hình kịp thời, nhanh chóng và chính xác bảo đảm chất lượng công tác tham mưu, giúp việc.

Điều đó càng khẳng định, VPTU đã có sự tham mưu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nội chính phục vụ kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, nhất là những đòi hỏi ngày càng bức thiết trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy. Để làm được điều này, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và trách nhiệm cao của mỗi cán bộ theo dõi ngành trong vấn đề tự học hỏi và trau dồi kiến thức cũng như việc phối hợp chặt chẽ và liên tục với cơ sở, các ngành có liên quan của thành phố để thường xuyên cập nhật thông tin đáp ứng kịp thời và chính xác trước yêu cầu ngày càng cao của lãnh đạo đối với nhiệm vụ chính trị được giao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động, VPTU đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trên các mặt công tác như nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính, đối ngoại của cấp ủy và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tổ chức công tác thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo của cấp ủy; quản lý tài sản, tài chính Đảng, bảo đảm hậu cần cho hoạt động của cấp ủy cùng các công tác nghiệp vụ khác. Trong đó, vấn đề quyết định nằm ở việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Do vậy, thời gian qua, VPTU rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong 2 năm qua, VPTU đã tạo điều kiện cho 1 đồng chí nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 7 đồng chí học cao học và đã có 3 đồng chí bảo vệ xong luận văn thạc sĩ, 6 đồng chí học quản lý Nhà nước, 3 đồng chí học cao cấp lý luận chính trị… Từ môi trường công tác này, trong năm qua, nhiều cán bộ của Văn phòng đã trưởng thành và được phân công đảm nhiệm các chức vụ cao ở cấp quận, huyện, sở, ngành như: đồng chí Phan Văn Tâm, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu; Lê Minh Trung, Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Thanh Khê; Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố; Võ Công Chánh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ…

81 năm (1930-2011), Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng đã trải qua các thời kỳ xây dựng và trưởng thành: Từ năm 1930 – 1963: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam; từ năm 1963 – tháng 8-1967: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Đà; từ tháng 8-1967 – tháng 3-1975: Văn phòng Đặc khu ủy Quảng Đà; từ tháng 3-1975 – tháng 12-1996: Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng; từ tháng 1-1997 đến nay: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng. Trong những chặng đường đấu tranh oanh liệt đã qua, trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn, thử thách, ác liệt đến đâu, mỗi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ cơ quan Văn phòng cấp ủy luôn kiên định lập trường cách mạng, bản lĩnh vững vàng, đoàn kết một lòng để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống “Tuyệt đối trung thành, đoàn kết, sáng tạo, tận tụy, chu đáo, giữ vững nguyên tắc”. (Nguồn: Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng)

Bài và ảnh: Anh Quân(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Vinaconex xây năm tòa nhà hỗn hợp tại Đà Nẵng


Sáng 15/10, tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) khởi công xây dựng công trình cụm nhà ở hỗn hợp tại lô đất B3 Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Phối cảnh Cụm nhà ở hỗn hợp Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Phối cảnh Cụm nhà ở hỗn hợp Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Cụm nhà ở hỗn hợp tại Lô B3, Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết và tọa lạc trên lô đất 21.311m2.

Phó Tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho biết, dự án cụm nhà ở hỗn hợp được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản với nguồn vốn lên tới 1.300 tỷ đồng.

Cụm công trình gồm năm tòa chung cư cao từ 17-29 tầng với một tầng hầm liên thông. Diện tích xây dựng chiếm tỷ lệ hơn 28% tổng diện tích toàn dự án với khoảng 6.000m2 và gần 124.000m2 sàn. Dự án cũng dành trên 5.000m2 cho đất trồng cây xanh và tạo cảnh quan; hơn 9.000m2 sân bêtông và gần 1.000m2 cho đường nội bộ, bãi đỗ xe ngoài trời.

Theo thiết kế, tầng hầm liên thông sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe tĩnh, đồng thời kết hợp các khu xử lý kỹ thuật với tổng diện tích sàn lên tới là 19.272m2. Giữa hai tháp 17 và 21 tầng của các tòa chung cư CT1 và CT2 có đế nối thông hai tầng. Các tòa CT3, CT5 có quy mô 25 tầng và tòa nhà CT4 cao 29 tầng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp cho người dân thành phố Đà Nẵng 992 căn hộ có tổng diện tích trên 96.000m2 và gần 2.500 m2 sàn phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ.

Thông qua dự án, Vinaconex mong muốn hướng cho người dân sinh sống tại đô thị Đà Nẵng làm quen với sự tiện ích, văn minh, hiện đại mà các khu nhà ở chung cư đem lại, góp phần thay đổi dần thói quen sở hữa nhà ở có đất riêng biệt để nâng cao mối quan hệ trong cộng đồng đô thị, hướng tới mục tiêu lâu dài là tiết kiệm đất đai, phát triển bền vững tại đô thị.

Chủ đầu tư khẳng định, dự án sẽ được thi công với những công nghệ xây dựng mới, hiện đại nhất hiện nay là bêtông ứng xuất trước tiền chế của Vương quốc Bỉ; trượt lõi cứng bằng công nghệ của Cộng hòa Áo.

Các sản phẩm tiền chế được cung cấp bởi Nhà máy sản xuất cấu kiện bêtông dự ứng lực thuộc Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai, Đà Nẵng.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đánh giá cao sự hợp tác của Vinaconex qua các dự án phát triển bất động sản tại địa bàn thành phố thời gian qua. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và sự trầm lắng chung của thị trường bất động sản thì dự án này góp phần tiếp tục khẳng định sức hút của Đà Nẵng đối với các nhà đầu tư.

Mô hình tổ hợp chung cư kết hợp dịch vụ hạ tầng tốt cũng là một trong những định hướng, chiến lược phát triển nhà ở của thành phố trẻ Đà Nẵng trong tương lai.

Đà Nẵng là điểm cuối của dọc hành lang kinh tế Đông Tây với dự kiến năm 2016 trục cao tốc Đà Nẵng-Quảng Nam hoàn thành sẽ thu hút phát triển thêm nhiều khu kinh tế với sự tham gia cả các doanh nghiệp, tập đoàn mạnh trong nước và quốc tế đến đầu tư. Bởi vậy, tăng quỹ nhà không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho người dân địa phương mà còn phục vụ đối tượng đến làm việc tại thành phố Đà Nẵng./.

Thu Hằng (Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hợp tác cùng IBM xây dựng Đà Nẵng thành đô thị thông minh


Sáng ngày 10/10, UBND TP Đà Nẵng và IBM Việt Nam chính thức có tuyên bố chung về việc hai bên sẽ hợp tác chiến lược trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) với thời hạn kéo dài 5 năm. Trong đó IBM là đối tác quan trọng trong việc tư vấn, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại cho TP Đà Nẵng nhằm xây dựng Đà Nẵng thành một đô thị thông minh – nhân văn.

Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ký kết hợp tác với IBM để chung tay xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị thông minh trong tương lai gần.

Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng ký kết hợp tác với IBM để chung tay xây dựng Đà Nẵng trở thành một đô thị thông minh trong tương lai gần.

Các lĩnh vực tập trung hợp tác bao gồm các dự án và CNTT trong một số ngành, lĩnh vực như: Giao thông, Quản lý tài nguyên nước, Thông tin và Truyền thông, Y tế và Công nghệ cao. Đặc biệt, với những giải pháp CNTT của IBM, Đà Nẵng sẽ có thêm nhiều cơ sở dữ liệu, phương án để giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển, nhất là chống ùn tắc giao thông, kiểm soát hệ thống cơ sở hạ tầng; Kiểm soát chất lượng, quá trình khai thác, cung cấp và sử dụng nguồn tài nguyên nước; Kiểm soát nguồn gốc xuất xứ thực phẩm, cảnh báo về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm; Ứng phó với sự biến đổi khí hậu… Qua đó, 2 bên sẽ xúc tiến xây dựng lộ trình thích hợp để từng bước hình thành Trung tâm điều hành, hỗ trợ chính quyền thành phố ra các quyết định chính xác, có cơ sở, nhanh chóng và sát thực tế.

Thông qua sự hợp tác này, với tầm nhìn xây dựng Đà Nẵng thành một Thành phố thông minh trong 5 – 10 năm tới, mọi hoạt động, công việc tại thành phố đều được điện tử hóa, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên như đất, biển… sẽ dựa trên nền tảng tin học hóa một cách tối đa và hiệu quả nhất. Các hệ thống và các giao thức khác nhau tại Đà Nẵng có thể tương tác, kết nối, chia sẻ thông tin với nhau, giúp thành phố phát triển tốt hơn và chính quyền TP sẽ có được một cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban ngành trên phạm vi toàn Đà Nẵng.

Được biết, trong 3 năm liên tiếp gần đây (2009-2011) Đà Nẵng là địa phương đứng đầu cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT (3 năm liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng ICT Index Việt Nam). Việc hợp tác chiến lược giữa IBM và Đà Nẵng sẽ tạo thêm cơ hội và điều kiện xây dựng một đô thị hiện đại, văn minh. Qua đó, mọi trao đổi giữa công dân, tổ chức, doanh nghiệp với chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước đều có thể thực hiện trực tuyến, mọi lúc mọi nơi

Hoài Thu(Theo CAND)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)