Hiển thị các bài đăng có nhãn quận Ngũ Hành Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quận Ngũ Hành Sơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Vinaconex xây năm tòa nhà hỗn hợp tại Đà Nẵng


Sáng 15/10, tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) khởi công xây dựng công trình cụm nhà ở hỗn hợp tại lô đất B3 Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Phối cảnh Cụm nhà ở hỗn hợp Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Phối cảnh Cụm nhà ở hỗn hợp Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý.

Cụm nhà ở hỗn hợp tại Lô B3, Khu đô thị mới Nam cầu Trần Thị Lý đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết và tọa lạc trên lô đất 21.311m2.

Phó Tổng giám đốc Vinaconex Đoàn Châu Phong cho biết, dự án cụm nhà ở hỗn hợp được thực hiện theo hình thức đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản với nguồn vốn lên tới 1.300 tỷ đồng.

Cụm công trình gồm năm tòa chung cư cao từ 17-29 tầng với một tầng hầm liên thông. Diện tích xây dựng chiếm tỷ lệ hơn 28% tổng diện tích toàn dự án với khoảng 6.000m2 và gần 124.000m2 sàn. Dự án cũng dành trên 5.000m2 cho đất trồng cây xanh và tạo cảnh quan; hơn 9.000m2 sân bêtông và gần 1.000m2 cho đường nội bộ, bãi đỗ xe ngoài trời.

Theo thiết kế, tầng hầm liên thông sẽ sử dụng làm bãi đỗ xe tĩnh, đồng thời kết hợp các khu xử lý kỹ thuật với tổng diện tích sàn lên tới là 19.272m2. Giữa hai tháp 17 và 21 tầng của các tòa chung cư CT1 và CT2 có đế nối thông hai tầng. Các tòa CT3, CT5 có quy mô 25 tầng và tòa nhà CT4 cao 29 tầng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp cho người dân thành phố Đà Nẵng 992 căn hộ có tổng diện tích trên 96.000m2 và gần 2.500 m2 sàn phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ.

Thông qua dự án, Vinaconex mong muốn hướng cho người dân sinh sống tại đô thị Đà Nẵng làm quen với sự tiện ích, văn minh, hiện đại mà các khu nhà ở chung cư đem lại, góp phần thay đổi dần thói quen sở hữa nhà ở có đất riêng biệt để nâng cao mối quan hệ trong cộng đồng đô thị, hướng tới mục tiêu lâu dài là tiết kiệm đất đai, phát triển bền vững tại đô thị.

Chủ đầu tư khẳng định, dự án sẽ được thi công với những công nghệ xây dựng mới, hiện đại nhất hiện nay là bêtông ứng xuất trước tiền chế của Vương quốc Bỉ; trượt lõi cứng bằng công nghệ của Cộng hòa Áo.

Các sản phẩm tiền chế được cung cấp bởi Nhà máy sản xuất cấu kiện bêtông dự ứng lực thuộc Công ty cổ phần Vinaconex Xuân Mai, Đà Nẵng.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đánh giá cao sự hợp tác của Vinaconex qua các dự án phát triển bất động sản tại địa bàn thành phố thời gian qua. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và sự trầm lắng chung của thị trường bất động sản thì dự án này góp phần tiếp tục khẳng định sức hút của Đà Nẵng đối với các nhà đầu tư.

Mô hình tổ hợp chung cư kết hợp dịch vụ hạ tầng tốt cũng là một trong những định hướng, chiến lược phát triển nhà ở của thành phố trẻ Đà Nẵng trong tương lai.

Đà Nẵng là điểm cuối của dọc hành lang kinh tế Đông Tây với dự kiến năm 2016 trục cao tốc Đà Nẵng-Quảng Nam hoàn thành sẽ thu hút phát triển thêm nhiều khu kinh tế với sự tham gia cả các doanh nghiệp, tập đoàn mạnh trong nước và quốc tế đến đầu tư. Bởi vậy, tăng quỹ nhà không chỉ giải quyết nhu cầu ở cho người dân địa phương mà còn phục vụ đối tượng đến làm việc tại thành phố Đà Nẵng./.

Thu Hằng (Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Em đã tìm thấy con đường của mình…


“Nhờ có chuyến đi tham quan tại Trại giam Hòa Sơn, Trường Giáo dưỡng số 3 và được nghe bác Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng răn dạy, em đã tỉnh ngộ để làm lại cuộc đời, em đã tìm thấy con đường đi của cuộc đời mình…”, em Ngô Thị Phương Duyên, trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, học sinh lớp 8 Trường THCS Trần Đại Nghĩa tâm sự như vậy.

Sau đợt đi tham quan đặc biệt ngày 7-9-2010 và được nghe bác Bí thư Thành ủy đối thoại, Uyên đã tìm ra con đường đi của mình.

Sau đợt đi tham quan đặc biệt ngày 7-9-2010 và được nghe bác Bí thư Thành ủy đối thoại, Uyên đã tìm ra con đường đi của mình.

Một thời quậy phá…

Ngồi trước mặt tôi là một cô bé khá xinh, khuôn mặt hiền. Không ai nghĩ em có một quãng thời gian ăn chơi, quậy phá và “coi trời bằng vung” như vậy. Sinh ra trong một gia đình chỉ có 2 chị em gái, cứ tưởng ít anh em sẽ được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Nhưng rồi, khi em học đến lớp 3 thì gia đình bắt đầu lục đục, bố bỏ mẹ theo vợ bé. Mẹ lấy công việc để khỏa lấp đi những tháng ngày cô đơn nên em cũng ít được quan tâm, chăm sóc, động viên.

Em lớn lên trong một gia đình không có niềm vui, tiếng cười và điều gì đến cũng sẽ đến. Em bắt đầu chơi với đám bạn xấu khi mới học tiểu học. Lớn lên một chút thì những quán bar, nhà hàng cà-phê trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thậm chí ở các nơi khác không nơi nào em không bước đến. Sức học ngày càng giảm sút, cô thầy cũng chán ngán với cô học trò quậy phá. Những tháng ngày ăn chơi, em sẵn sàng hành hung bất cứ những học sinh nào cùng trang lứa mà mình thấy ghét hoặc có sự xích mích.

Nhiều lần bị phụ huynh kiện, mẹ em bắt đầu thấy “ớn” với đứa con gái “trời ơi” nên đã đưa Uyên vào tá túc tại thành phố Hồ Chí Minh, gửi nơi cửa Phật, những mong em thay đổi. Suốt 2 năm nhưng “mèo vẫn hoàn mèo” nên Uyên đành phải quay về Đà Nẵng. Trở về Đà Nẵng, em tiếp tục giao du với những đám bạn ăn chơi trước đó. Nhiều lần Uyên xông vào trường cũ của mình để đánh những học sinh mà em không “ưa”. Bị phụ huynh viết đơn kiện, em lại bị Công an gọi lên để làm việc và đưa vào diện quản lý, giáo dục. “Em đã 3 lần được Công an phường mời lên làm việc. Mỗi lần như vậy em lại hứa và lại tái phạm”, Uyên nói…

Chồi non mọc thẳng…

Ngày 7-9-2010, Uyên nằm trong danh sách 8 trường hợp đặc biệt của phường Khuê Mỹ được đi “tham quan” Trại giam Hòa Sơn, Trường Giáo dưỡng số 3 và được nghe bác Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh đối thoại trực tiếp. Uyên tâm sự: “Khi được tham quan tại các địa điểm nói trên, nhìn những người bạn trẻ khoác trên mình chiếc áo tù, em thấy rùng mình. Nếu như mình mà vào đây chắc là chịu không nổi, hơn nữa chắc mẹ sẽ buồn phiền lắm. Nhất là khi được bác Nguyễn Bá Thanh răn dạy những điều hay lẽ phải, em như tỉnh người ra. Đêm đầu tiên trở về nhà, em không đi chơi với đám bạn như mọi khi mà nằm suy nghĩ mãi. Phải làm lại cuộc đời để mẹ khỏi phiền muộn và để mình không còn mang tiếng quậy phá, em tự hạ quyết tâm với chính mình!”.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Cảnh sát khu vực, Uyên xin đi học lại lớp 7, Trường THCS Trần Đại Nghĩa.  Nếu trước đây em ăn chơi, quậy phá bao nhiêu thì nay em chăm chỉ, cần cù bấy nhiêu. Kết thúc năm học lớp 7, em đạt học sinh khá. Nhiều thầy cô nhận xét: Uyên học như để bù lại những tháng ngày lầm lỡ của mình nên rất siêng năng. Còn theo nhận xét của Thiếu úy Trương Văn Sáu, Cảnh sát khu vực Công an phường Khuê Mỹ, sau khi được đi tham quan và được  bác Bí thư Thành ủy gặp mặt, dặn dò, Uyên đã thay đổi hẳn; ít giao du với những đám bạn hư, chăm học hơn. Em thật sự đã tiến bộ.

Uyên tâm sự: “Em không thể chìm mãi vào hư hỏng. Em còn trẻ và còn cả một tương lai dài phía trước…”. Từ những lời nói đầy trách nhiệm của cô bé tuổi trăng tròn, tôi tin chắc em đã chọn được con đường để mình đi.

Bài và ảnh: NGỌC PHÚ(Theo DaNang)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)