Phiên tòa nghiêm minh, đúng Pháp luật, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”


Ngày 4-4-2011, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xử sơ thẩm vụ án “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đối với bị cáo Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, trú tại 24 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình. Ngay sau đó, một số trang mạng, đài, báo và một số tổ chức ở nước ngoài đã bình luận rằng, đó là “phiên tòa vi phạm pháp luật”; “thiếu dân chủ”… Họ đòi “thả ngay Cù Huy Hà Vũ và các “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam (!)

Cần khẳng định, đây là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền. Cù Huy Hà Vũ có những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, phải đưa ra xét xử theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam. Các quy định đó hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Tại Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”. Các quyền tự do, dân chủ của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được quy định rõ trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, được tôn trọng bảo vệ và thực thi trên thực tế.

Đối với Cù Huy Hà Vũ, kết quả quá trình điều tra cơ quan pháp luật Việt Nam đã xác định rõ những hành vi phạm tội của ông ta. Ngày 21-10-2010, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có báo cáo và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ việc phát hiện trên trang mạng internet có một số bài trả lời phỏng vấn của người tự xưng danh là Cù Huy Hà Vũ với nhiều nội dung chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam… Qua điều tra, các lực lượng chức năng phát hiện 40 đầu tài liệu, trong đó có một số bài báo do Vũ viết, trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng; xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam…  Ngày 5-11-2010, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tổ chức khám xét chỗ ở của Cù Huy Hà Vũ tại 24 đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, tiếp tục thu giữ nhiều tài liệu mang nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Do đó, ngày 5-11-2010 cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ra lệnh tạm giữ Cù Huy Hà Vũ và ngày 9-11-2010 đã ra quyết định khởi tố vụ án. Ngày 11-11-2010, Viện KSND tối cao ra quyết định chuyển vụ án đến Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội để ra quyết định khởi tố bị can đối với Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam để điều tra làm rõ.

Bị cáo Cù Huy Hà Vũ tại phiên tòa

Quá trình làm việc tại cơ quan điều tra, Cù Huy Hà Vũ đã khai nhận: Các tài liệu bị thu giữ cùng một số bài viết, bài trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đài châu Á tự do (RFA) với nội dung kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp… là của Vũ.

Các bài Vũ viết được lưu giữ ở nhà và đưa lên mạng internet, trang bauxitvietnam cụ thể như sau: “Phải đa đảng mới chống được lạm quyền” (Vũ trả lời phỏng vấn đài châu Á tự do (RFA) ngày 1-2-2010);  “Chiến tranh Việt Nam và ngày 30-4 dưới mắt Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ” (Vũ trả lời phỏng vấn đài VOA ngày 29-4-2010); “TS Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp” (Vũ trả lời phỏng vấn đài VOA tháng 6-2010); “Kiến nghị trả tự do cho tất cả tù nhân cựu quân nhân và viên chức chính quyền Việt Nam cộng hòa, lấy “Việt Nam” làm quốc hiệu để hòa giải dân tộc”, (Vũ trả lời phỏng vấn Đài RFA ngày 31-8-2010 và đăng trên trang mạng bauxitvietnam); “Phóng viên Trâm Oanh phỏng vấn Cù Huy Hà Vũ tháng 10-2010 có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lê-nin, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; “Tam quyền nhất lập đồng lòng hại dân”, (Vũ viết và gửi đăng trên trang mạng bauxitvietnam); “Bà Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích và dấu hiệu bẫy người khác phạm tội”; “Đường sắt cao tốc Bắc-Nam – dự án tham nhũng”, (Vũ trả lời đài VOA năm 2010); “Bàn về Đảng cầm quyền” (Vũ đang viết dở, nội dung phỉ báng xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam); “Bom áp nhiệt nổ giữa Ba Đình”, (bài viết có nội dung xuyên tạc Đảng Cộng sản Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân)… Cơ quan An ninh điều tra đã trưng cầu giám định âm thanh giọng nói trong đĩa CD của phóng viên Trâm Oanh, đài truyền thanh ở Đức. Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an kết luận: Đó là giọng nói của Cù Huy Hà Vũ…

Tội phạm đã rõ như vậy nhưng trước tòa Vũ lại không thừa nhận sai phạm của mình. Tuy nhiên, sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ, lời khai… thu thập được trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã xác định có đủ cơ sở kết luận hành vi của bị cáo Cù Huy Hà Vũ cấu thành tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo quy định tại Điều 88, Khoản 1, điểm C – Bộ luật Hình sự.

Việc các thế lực thù địch cho rằng “phiên tòa vi phạm pháp luật” “thiếu dân chủ” vì bị cáo không có sự bảo vệ của các luật sư, một số tài liệu của vụ án không được công bố tại tòa…, thì các chứng cớ lưu lại đều cho thấy đây là sự cáo buộc vô căn cứ, xuyên tạc sự thật. Các luật sư được Vũ mời tham gia bào chữa gồm: Trần Đình Triển, Vương Thị Thanh, Hà Huy Sơn, Trần Vũ Hải, đã đọc và nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nhưng khi ra tòa lại yêu cầu hội đồng xét xử công bố các “tài liệu của vụ án và nhận xét báo cáo của cơ quan tổ chức”… Cần nói ngay rằng, theo Điều 214 Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS), việc làm trên của các luật sư là không tuân thủ pháp luật vì những tài liệu chứng cứ của vụ án này đã được Viện KSND Hà Nội công bố trước tòa.

Sau đó, Cù Huy Hà Vũ tiếp tục đưa ra các yêu cầu hết sức vô lý như: Đòi hủy phiên tòa vì Vũ chưa nhận cáo trạng; phiên tòa không có mặt “người bị hại”, chưa trả lời đơn đề nghị trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ; Tòa không để chú ruột Vũ là ông Cù Huy Chử làm người đại diện pháp luật cho bị cáo… Thậm chí, Vũ còn đòi thay toàn bộ Hội đồng xét xử vì đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; thay kiểm sát viên… Những lời đề nghị không có căn cứ pháp luật nêu trên đều bị HĐXX phiên tòa bác bỏ.

Không đạt được ý định hoãn phiên tòa, Vũ và các luật sư quay sang đòi Hội đồng xét xử công bố toàn văn 10 bài viết đăng tải trên VOA, RFA được cho là tuyên truyền chống đối Nhà nước… Chủ tọa phiên tòa đã bác bỏ đòi hỏi này vì các bằng chứng ấy đều đã được Kiểm sát viên công bố rõ trong cáo trạng, bản thân Vũ đã thừa nhận 10 tài liệu đó là của mình và các tài liệu trên đều có chữ ký xác nhận của Vũ. Trong những lần hỏi cung, Vũ thừa nhận và ký vào biên bản hỏi cung với cơ quan điều tra. Theo quy định của pháp luật, HĐXX chỉ công bố những tài liệu mới phát sinh (nếu có) trong vụ án để những người tiến hành tố tụng, luật sư, bị cáo và những người liên quan phân tích đánh giá. Ở vụ án này điều đó đã không xảy ra.

Không được tòa chấp nhận, nhiều lần các luật sư dọa bỏ về. Luật sư Trần Vũ Hải không chấp hành nội quy phiên tòa và đã bị chủ tọa phiên tòa nhắc nhở nhiều lần. Trước thực tế trên, căn cứ theo các Điều 197 và 198 Bộ luật TTHS, chủ tọa phiên tòa đã buộc vị luật sư này rời khỏi phòng xử án. Sau đó, các luật sư còn lại đã tự ý rời bỏ phiên tòa khi mới kết thúc phần xét hỏi. Với việc làm trên, các luật sư đã tự mình tước quyền bào chữa cho bị cáo được pháp luật quy định tại Điều 217 và 218 Bộ luật TTHS về tranh luận tại phiên tòa; vi phạm Điều 58 của Bộ luật TTHS về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa…

Tại phiên tòa cũng như sau phiên tòa, Vũ đã đưa ra nhiều lập luận, tự cho rằng: “Việc làm trên chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng”… Bản cáo trạng cũng như bản án kết tội của HĐXX đã khẳng định rõ, các bài viết và trả lời phỏng vấn của Cù Huy Hà Vũ là xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền và thể chế Nhà nước, bôi nhọ cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam… Dư luận quần chúng nhân dân đều cho rằng, mức án 7 năm tù, 3 năm quản chế sau mãn hạn tù đối với Cù Huy Hà Vũ là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật./.

Tiến sĩ, Luật sư  Nguyễn Minh Tuấn

Nguồn: http://lehonganh.net/2011/04/phien-toa-nghiem-minh-dung-phap-luat-lam-that-bai-chien-luoc-dien-bien-hoa-binh.html


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tập đoàn Vinashin phấn đấu có lãi sau năm 2013


Trong thời gian tới, Vinashin chú trọng đến việc tập trung hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn diện các lĩnh vực, giảm lỗ từ năm 2011, tiến tới trả nợ, phấn đấu sau năm 2013 hoà vốn và kinh doanh bắt đầu có lãi.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Vinashin lần thứ II nhiệm kỳ 2010 – 2015

Hôm nay (9/4), Đảng bộ Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2010 – 2015. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự.

Với sự hỗ trợ và chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn của Chính phủ, Tập đoàn Vinashin đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo và triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo phương châm “Duy trì và giữ vững sản xuất”.

6 tháng cuối năm 2010, đặc biệt là quý IV/2010, tình hình Tập đoàn đã được củng cố, một số đơn vị thành viên thoát khỏi suy thoái, bước đầu phục hồi, ổn định dần sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm và có thu nhập cho người lao động.

Tập đoàn đã hoàn thành và bàn giao được 42 tàu trong chương trình 35 tàu đã cam kết với Ban chỉ đạo tái cơ cấu của Chính phủ, vượt 7 tàu so với kế hoạch đề ra.

Tính cả năm 2010, Tập đoàn đã bàn giao 64 tàu với tổng giá trị hợp đồng 577 triệu USD, gồm 28 tàu xuất khẩu và 36 tàu cho chủ tàu trong nước. Quý I/2011, Tập đoàn đã bàn giao 4 sản phẩm, trong đó có tàu chở ôtô 4.900 xe và tàu hàng 53.000 tấn tại Hạ Long.

Về việc thực hiện Đề án tái cơ cấu, Tập đoàn đã hoàn thành về cơ bản việc tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, đổi mới phương thức quản lý.

Cụ thể, đối với 42 đơn vị giữ lại làm nòng cốt, Tập đoàn đã tập trung chỉ đạo các đơn vị xây dựng đề án tái cơ cấu phù hợp; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị như Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền, Sông Cấm…

Đối với 216 doanh nghiệp không giữ lại trong mô hình Tập đoàn sau tái cơ cấu, các nhóm công tác đã khẩn trương triển khai xây dựng quy trình chuyển nhượng vốn, thoái vốn, sáp nhập, giải thể để triển khai thực hiện trong năm 2011, phấn đấu hoàn thành trong năm 2013.

Đến nay, đã hoàn thành thủ tục rút vốn 11 đơn vị, giải thể 4 đơn vị, sáp nhập 7 đơn vị, chuyển nhượng vốn 1 công ty liên doanh, chuyển quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước 4 đơn vị.

Báo cáo bổ sung nhiệm vụ chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn lần thứ II đã nêu rõ những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của Tập đoàn trong giai đoạn 2011 – 2013, trong đó chú trọng đến việc tập trung hoàn thành đề án tái cơ cấu toàn diện các lĩnh vực, giảm lỗ từ năm 2011, tiến tới trả nợ và phấn đấu sau năm 2013 hoà vốn và kinh doanh bắt đầu có lãi.

Đồng thời, đẩy nhanh phát triển công nghiệp phụ trợ, tập trung vào sản xuất thép, đóng tàu, động cơ tàu thuỷ, phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50% vào năm 2015. Hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trung tâm thử nghiệm mô hình tàu thuỷ – phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia tại khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Đóng mới thành công các loại tàu hàng, tàu có trọng tải lớn, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tổng doanh thu bình quân 5 năm 2011 – 2015 là 15%/năm.

Bên cạnh đó,  chú trọng đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phấn đấu hàng năm đạt từ 80% trở lên các tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.

Đánh giá cao những kết quả đạt được của Tập đoàn Vinashin trong thời gian qua, Bí thư Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương Trương Quang Nghĩa cho rằng Tập đoàn đã hoàn thành cơ bản bước 1 trong Đề án tái cơ cấu.

Ông Trương Quang Nghĩa lưu ý, trong thời gian tới, Tập đoàn cần tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm là phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp, tập trung vào công nghiệp phụ trợ và chú trọng đào tạo nhân lực. Đồng thời, tăng cường đối thoại trực tiếp với người lao động, tạo sự đồng thuận, đồng lòng trong cán bộ, công nhân viên.

Thu Cúc

Nguồn: http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh: Tiểu đoàn đặc công 489 đóng góp to lớn


Sáng 8-4, Ban liên lạc cựu chiến binh (CCB) Tiểu đoàn đặc công 489 Đà Nẵng tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm Ngày truyền thống (5-11-1965 – 5-11-2011). Đến dự có các đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng; Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh phát biểu chúc mừng tại buổi gặp mặt. Ảnh: Ngọc Phú

Tại buổi gặp mặt, các  CCB Tiểu đoàn đặc công 489 đã ôn lại truyền thống hào hùng của đơn vị. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, với gần 10 năm hoạt động chủ yếu trên địa bàn Đà Nẵng, Tiểu đoàn đặc công 489 luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng bộ và nhân dân địa phương; cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng chung sức chung lòng, tạo nên sức mạnh tổng hợp cả về vật chất lẫn tinh thần, khắc phục mọi khó khăn, thử thách để cùng sống và chiến đấu, lập nên nhiều chiến thắng vẻ vang, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Bá Thanh chúc sức khỏe và ghi nhận những đóng góp to lớn của các các CCB Tiểu đoàn đặc công 489 Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong thời bình. Đồng chí nhấn mạnh: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nghỉ hưu về với cuộc sống đời thường, các đồng chí đã có những đóng góp hết sức to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Nhiều đồng chí dù tuổi cao, sức yếu, song đã tham gia rất hiệu quả vào công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến học, khuyến tài ở địa bàn dân cư; giáo dục thế hệ trẻ và cảm hóa nhiều thanh-thiếu niên hư trở lại gia đình, trường học, được chính quyền địa phương và nhân dân hoan nghênh. Nhiều đồng chí sống hết lòng vì nghĩa tình đồng đội, tìm kiếm, quy tập hàng trăm hài cốt liệt sĩ về an táng tại các nghĩa trang, đưa về quê nhà với người thân; thăm hỏi, động viên nhau khi ốm đau, qua đời… Điều đó đã góp một phần trong thực hiện chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp, đồng chí Nguyễn Bá Thanh mong muốn các CCB của Tiểu đoàn đặc công 489 ra sức tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi cư trú, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị để xây dựng và phát triển thành phố, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tại buổi gặp mặt, Ban liên lạc CCB Tiểu đoàn đặc công 489 Đà Nẵng đã trao 11 suất quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

NGỌC PHÚ


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ hiến bang Sachsen CHLB Đức


Chiều 28/3 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ngài Stanislaw Tillich, Thủ hiến bang Sachsen (CHLB Đức) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp của bang sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao chuyến thăm của ngài Stanislaw Tillich và đoàn doanh nghiệp hàng đầu của bang Sachsen; tin tưởng chuyến thăm sẽ đóng góp thiết thực trong quan hệ Việt Nam-CHLB Đức. Thủ tướng hoan nghênh và chào đón bà Angela Merkel, Thủ tướng CHLB Đức sang thăm chính thức Việt Nam, cho rằng đây là cơ hội tốt để đưa quan hệ hai nước lên thành đối tác hợp tác chiến lược, bền vững lâu dài v ì lợi ích của hai dân tộc.

Thủ tướng cho biết, mặc dù kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,8 tỷ USD trong năm 2010, CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu…nhưng tiềm năng hợp tác còn rất lớn, do vậy cần thúc đẩy mạnh mẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho cả hai bên. Trên tinh thần này, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam mong muốn được hợp tác hiệu quả với CHLB Đức, trong đó có bang Sachsen, nhất là những thế mạnh của hai bên về kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục đào tạo.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam có nhiều trí thức biết tiếng Đức, vì vậy, chắc chắn Việt Nam và CHLB Đức nói chung, bang Sachsen nói riêng sẽ có nhiều chương trình hợp tác thực chất, đem lại lợi ích cho nhân dân của hai nước. Thủ tướng đề nghị Thủ hiến bang Sachsen quan tâm đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, năng lượng gió, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và giảng viên giỏi cho Trường Đại học Việt – Đức.

Nhân dịp này, Thủ tướng cảm ơn sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền CHLB Đức cho trên 130 nghìn người Việt đang sinh sống làm ăn tại nước sở tại, trong đó có trên 10 nghìn ở bang Sachsen và mong muốn tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của chính quyền sở tại để cộng đồng người Việt sinh sống, làm ăn ổn định tại CHLB Đức.

Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, ngài Stanislaw Tillich cho biết mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm thúc đấy hợp tác kinh tế giữa bang Sachsen với Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường, năng lượng…

Bày tỏ tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, ngài Thủ hiến nhấn mạnh, Việt Nam và CHLB Đức tuy cách xa nhau về mặt địa lý nhưng Việt Nam luôn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của bang Sachsen. Đề cập tới thế mạnh đào tạo về chế tạo máy công nghiệp và ngành công nghiệp hóa chất, bảo vệ môi trường…của bang, ngài Stanislaw Tillich cho biết, bang sẵn sàng đón nhận những sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam, đồng thời khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại bang và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của bang Sachsen sang đầu tư tại Việt Nam./.


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

TT Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ Dự án mua trang thiết bị cho B.V Ung thư TP Đà Nẵng


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý trong Công văn 521/TTg-KGVX ngày 07/04/2011, chủ trương bổ sung Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế cần thiết cho Bệnh viện Ung thư TP.Đà Nẵng vào Danh mục các Dự án đầu tư được hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ theo Quyết định số 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009.

Bệnh viện Ung thư TP Đà Nẵng

Theo đó, Bộ Y tế cần thực hiện các thủ tục cần thiết trình Thủ tướng Chính ph xem xét, quyết định, đồng thời chủ trì nghiên cứu, đề xuất việc mở rộng hình thức đầu tư này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng giao UBND TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm chỉ đạo việc đầu tư xây dựng và quản lý hoạt động của Bệnh viện theo đúng mục tiêu, nội dung của Dự án được phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành.

Được biết, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng đã được khởi công ngày 28/3/2009, tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Bệnh viện được thết kế với quy mô 500 giường bệnh nội trú với 13 chuyên  khoa cấp 1. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào năm 2012.

Bệnh viện có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị có hiệu quả mọi bệnh lý ung thư, làm công tác dự phòng bệnh ung thư cho nhân dân TP Đà Nẵng và khu vực Miền Trung, triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học – công nghệ và tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn chuyên ngành ung thư…

Quốc Hà

Nguồn http://nguyentandung.org


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Bài học từ thành phố Đà Nẵng


Trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã trở thành một trong những trung tâm đô thị lớn của Việt Nam. Trong sự phát triển đi lên tương đối toàn diện của Đà Nẵng, điều mà tôi – một công dân lâu năm của TPHCM – ngưỡng mộ nhất là ở thành phố biển miền Trung này gần như hoàn toàn sạch bóng người ăn xin lang thang, nhờ chính quyền thành phố có biện pháp giải quyết tốt.

Đường Nguyễn Tất Thành

Cách làm của Đà Nẵng thật ra cũng đơn giản thôi, nhưng sở dĩ thành công là nhờ chính quyền các cấp ở địa phương thật sự quyết tâm làm, không “đầu voi, đuôi chuột”. Lãnh đạo TP cho thành lập một đội chuyên trách gồm lực lượng công an và cán bộ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng thời lập đường dây nóng, thông báo rộng rãi số điện thoại của đội này trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc kẽ trên các tấm pano treo trên đường phố để người dân tiện báo tin. Thành phố quy định: bất kỳ ai phát hiện được một người lang thang xin ăn và báo cho lực lượng chức năng đến xử lý sẽ được thưởng “nóng” 200.000 đồng. Những người lang thang xin ăn sau đó được đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố. Cơ quan chức năng lập hồ sơ từng người, phân loại rồi báo về cho địa phương, gia đình đối tượng biết. Nếu bị bắt lần đầu, gia đình bảo lãnh và đối tượng cam kết không tái phạm sẽ được cho về. Trường hợp tái phạm nếu bị phát hiện sẽ đưa đi lao động tâp trung có thời hạn v.v…

Nhờ cách làm kiên quyết nói trên, trong 10 năm qua, Đà Nẵng đã xử lý được hơn 2.500 người lang thang xin ăn (trong đó 90% là dân địa phương khác). Trong năm 2010, toàn thành phố chỉ còn 66 đối tượng bị phát hiện và từ đầu năm 2011 đến nay vỏn vẹn chỉ có 4 người (theo báo Người Lao động, 29-3-2011).

Đường phố sạch sẽ

TP Hồ Chí Minh hiện nay là nơi tập trung số người lang thang xin ăn đông nhất nước. Trong số hàng ngàn người lang thang xin ăn mỗi ngày ở TP (từ em bé cho tới người già), số “ăn xin chuyên nghiệp” (giả bộ thương tật, ốm đau, đói rách hoặc bị chăn dắt bởi các đầu nậu…) chiếm tỷ lệ không nhỏ. Những người này lợi dụng lòng tốt của người khác thậm chí còn rủ rê, lôi kéo, ép buộc người khác tham gia với mình để tha hồ bóc lột, ăn chặn một cách hết sức tàn nhẫn. Việc làm trên vừa vô nhân đạo, bất công, đồng thời làm cho bộ mặt của TP thêm phần nhếch nhác,  gây phản cảm đối với du khách nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu TP chúng ta.

Thành phố Đà Nẵng trong ngày lễ

Bài học từ Đà Nẵng rất hay, nên chăng chính quyền TP cần tham khảo, vận dụng để sớm giải quyết vấn nạn xin ăn lang thang, góp phần làm cho TP Hồ Chí Minh thêm xanh – sạch – đẹp.

Theo Biên Hà


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao


Chiều ngày 6-4, đồng chí Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu về hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Chiều ngày 6-4, đồng chí Trần Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Y tế do PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu về hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Y tế thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là triển khai hiệu quả việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT cho hơn 70% người dân thành phố; công tác xã hội hóa thu hút đầu tư trang thiết bị và xây dựng kế hoạch thực hiện giảm quá tải ở tuyến y tế thành phố khi đưa vào hoạt động Trung tâm Phụ sản – nhi vào ngày 20-4 tới. Đồng chí đề xuất lãnh đạo UBND thành phố tập trung thu hút đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, sớm xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật cao phục vụ khách nước ngoài đến du lịch và làm ăn tại thành phố. Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, mặc dù số bác sĩ trên số dân của Đà Nẵng cao, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu hụt trên 200 bác sĩ, do vậy ngành y tế thành phố cần sớm xây dựng chính sách đào tạo và thu hút cán bộ, nhất là những chuyên gia đầu ngành về làm việc.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Minh cho biết thành phố đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài có chất lượng chuyên môm giỏi về y tế về làm việc, đồng thời thống nhất quan điểm sẽ nghiên cứu, đầu tư để sớm xây dựng Trung tâm y tế kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm khu vực và đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ về mặt cơ chế để thành phố sớm triển khai.
* Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng Đoàn công tác của Vụ BHYT, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý khám chữa bệnh…đã đến thăm Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng, Trung tâm Phụ sản – nhi, Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và Trạm Y tế xã Hòa Sơn.
Tìm hiểu về hoạt động khám chữa bệnh, công tác xã hội hóa, tự chủ và nhân lực, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến ghi nhận những nỗ lực của các đơn vị trong công tác thu dung khám chữa bệnh, nhất là triển khai có kết quả Luật BHYT. Thứ trưởng đánh giá hạ tầng y tế tại thành phố Đà Nẵng phát triển nhanh và bước đầu bảo đảm tốt công tác thu dung, điều trị, chăm sóc, dự phòng dịch bệnh cho người dân. Những đề xuất, kiến nghị để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động được đoàn cán bộ Bộ Y tế ghi nhận và sẽ có hướng giải quyết trong thời gian đến.
Tin và ảnh: Việt Dũng

(Theo website Nguyễn Bá Thanh)