Dầu khí Đông Nam Á vươn ra biển lớn như thế nào?


Khu vực Đông Nam Á có tiềm năng dầu khí lớn của thế giới. Trữ lượng dầu lớn đang nằm ở ngoài khơi các nước như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam…



Indonesia – từng là thành viên duy nhất ở Đông Nam Á trong khối OPEC

Petronas (Malaysia) không có tiềm lực tài chính lớn nhưng cũng đã tiến ra nước ngoài rất mạnh mẽ với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận dựa vào ưu thế kinh nghiệm kỹ thuật và lợi thế của một quốc gia Hồi giáo trong quan hệ với các nước Hồi giáo đang nắm giữ phần lớn nhất trong tổng trữ lượng dầu khí còn lại của thế giới.

Gần đây Petronas đã có những thành công ngoạn mục  trong các cuộc đấu thầu quốc tế giành quyền thăm dò- khai thác dầu khí ở Trung Đông, ở Phi Châu và nhiều nơi khác mà kinh nghiệm của họ là những bài học rất bổ ích đối với chúng ta.

Công ty dầu khí quốc gia Indonesia cũng là một công ty có tiềm lực rất mạnh nhưng vì trữ lượng trong nước tương đối lớn nên họ chủ trương tự đầu tư hoặc tham gia đầu tư với các công ty dầu khí nước ngoài vào các đề án tìm kiếm –thăm dò-khai thác trong nước là chính, còn đầu tư ra nước ngoài rất là thận trọng và hạn chế.

Trong câu chuyện giữa những người đồng nghiệp, các bạn Indonesia nói rằng không việc gì phải bỏ những địa bàn trong nước, nơi mà mình biết rất rõ những thách thức và thuận lợi để đi vào những nơi có những rủi ro lớn đang chờ đợi mình.Có lẽ các bạn ấy là những người ít thích mạo hiểm, phiêu lưu.

Trước khi đầu tư ra nước ngoài các công ty dầu phải xác định rõ mục tiêu, đối tượng mà mình nhắm tới sao cho tương thích với tầm vóc của mình. Sau đó, điều tối quan trọng là phải hiểu biết về địa chất khu vực một cách tương đối đầy đủ  để từ đó chọn địa bàn  hoạt động sao cho ít rủi ro nhất.

Công việc này thường do các viện dầu khí và các trường đại học tiến hành, các công ty dầu tiếp tục nghiên cứu tỉ mỉ  những lô, những mỏ, những tầng chứa…mà họ dự định tham gia đấu thầu để cùng với những kết quả nghiên cứu về luật pháp, về môi trường đầu tư nói chung, nhất là những rủi ro để  làm cơ sở cho những quyết định lựa chọn đề án, quyết định đầu tư.

Khi không có đủ điều kiện để tiến hành các công việc nói trên thì các công ty dầu chọn phương án tham gia vào các đề án đã có chủ là những công ty có tiềm lực  và uy tín lớn.

Nói chung , các công ty lần đầu đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm- thăm dò khai thác dầu khí thường chọn phương án giảm thiểu rủi ro bằng con đường liên doanh, liên danh, liên kết với các công ty khác hoặc mua các mỏ đang khai thác.

Rủi ro khó đánh giá nhất là rủi ro địa chất, rủi ro an ninh, chính trị và rủi ro thị trường nên các công ty thường rất thận trọng, không phiêu lưu trong quyết định của mình. Đối với một đơn vị sản xuất- kinh doanh thì tiêu chí quan trọng nhất là đầu tư phải có lãi.

Cuối cùng để đánh giá hoạt động  đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn  người ta dùng 3 chỉ tiêu sau đây để xem xét:

-Khả năng vất thể hóa kết quả đầu tư. Chỉ tiêu này được phản ảnh qua số lượng phát hiện dầu khí thương mại , cụ thể là số mỏ,  số trữ lượng  tại chỗ, trữ lượng thu hồi gia tăng trong mỗi năm.

-Hiệu quả vốn đầu tư, thể hiện qua chi phí phát hiện và chi phí khai thác-vận chuyển trên mỗi thùng dầu trữ lượng thu hồi.

-Tốc độ đưa phát hiện vào khai thác.Thông thường một công ty dầu được đánh giá là giỏi  khi thời gian từ khi phát hiện mỏ thương mại đến khi khai thác dòng dầu đầu tiên nằm trong khoảng từ 2 đến 3 năm.



Còn tiếp…

TS. Trần Ngọc Toản (Nguyên Viện trưởng Viện Dầu khí)


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét