Đô đốc Mike Mullen công du Trung Quốc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông


Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen, ngày 10-7 đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc. Chuyến đi diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines kết thúc chuyến thăm Trung Quốc. Mục đích chung của hai chuyến đi đều hướng đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông.

nguyen ba thanh

Các quan chức quốc phòng Trung Quốc đón Đô đốc Mỹ Mike Mullen.

Mỹ – Trung cùng muốn có hòa bình

Đô đốc Mullen là vị Tổng tham mưu trưởng của Mỹ đầu tiên viếng thăm Trung Quốc từ năm 2007 tới nay. Dự kiến, ông sẽ hội đàm với người đồng nhiệm Trung Quốc Trần Bỉnh Đức và hội kiến với Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác của nước này.

Ông Mullen cũng sẽ thăm các binh chủng không quân, lục quân, hải quân và đơn vị pháo binh số 2 ở Bắc Kinh. Ông còn có bài phát biểu trước sinh viên tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh. Mục tiêu chuyến đi của Đô đốc Mullen nhằm thúc đẩy đối thoại an ninh Mỹ -Trung.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh hải quân Mỹ tham gia một cuộc tập trận ngoài khơi Brunei thuộc khu vực biển Đông cùng với các đồng minh Nhật Bản và Australia. Để xoa dịu Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, cuộc tập trận tại biển Đông lần này chỉ là ở “quy mô nhỏ”.

Phát biểu với các phóng viên trước khi gặp các quan chức Trung Quốc, ông Mullen nói quan hệ giữa hai nước – “những cường quốc Thái Bình Dương” – rất quan trọng. Ông nói thêm rằng hai bên cần làm việc nhiều hơn nữa về tính minh bạch và độ tin cậy về chiến lược. Đô đốc Mullen nói: “Sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực đã trở nên quan trọng cho các đồng minh của chúng tôi trong nhiều thập niên qua và sẽ tiếp tục như vậy”. Về các tranh chấp trên biển Đông, ông Mullen nói: “Chúng tôi chủ trương ủng hộ mạnh mẽ biện pháp hòa bình để giải quyết những bất đồng”.

Cũng nhân chuyến thăm này, tờ China Daily có bài viết cho rằng chuyến thăm của ông Mullen gửi một thông điệp tích cực với thế giới. Trung Quốc và Mỹ phải hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Để duy trì phát triển bền vững, hai nước cần phải tôn trọng lẫn nhau đối với các lợi ích cốt lõi cũng như quan tâm chính của mỗi nước. Hai nước cần xử lý đúng đắn những bất đồng và các vấn đề nhạy cảm, tiếp tục nuôi dưỡng và thúc đẩy sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược cũng như mở rộng lợi ích chung.

Trung Quốc – Philippines: Tuân thủ DOC

Chuyến thăm của Đô đốc Mỹ Mullen diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kết thúc chuyến thăm tới Bắc Kinh. Trong bản Tuyên bố chung, hai Ngoại trưởng đồng ý là sẽ không để tranh chấp chủ quyền biển Đông ảnh hưởng đến “quan hệ hữu nghị và hợp tác” giữa Philippines với Trung Quốc. Ngoại trưởng hai nước cũng cam kết tuân thủ bản Tuyên bố chung về cách ứng xử các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và các quốc gia ASEAN ký kết năm 2002, đồng thời khẳng định sẽ “duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Phủ Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng là sau bản tuyên bố nói trên, hai nước sẽ đạt được giải pháp hòa bình cho các vùng tranh chấp trên biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines. Như vậy, sau nhiều tuần lễ liên tục tố cáo Trung Quốc xâm phạm lãnh hải và có những hành động gây hấn trên biển Đông, Philippines và Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm nhiệt.

Thông tin từ Phủ Tổng thống Philippines trước đó cũng cho biết Tổng thống Benigno Aquino sẽ thăm chính thức Trung Quốc vào cuối tháng 8 này.

Một chuyên gia về chính sách đối ngoại thuộc Trung tâm châu Á (Đại học Philippines Diliman), giáo sư Aileen Baviera, cho rằng Philippines cũng như Mỹ không thể có chiến tranh với Trung Quốc do ba nước phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế.

Theo các số liệu của Bộ Ngoại giao Philippines, trao đổi mậu dịch song phương Trung Quốc – Philippines đã tăng 35% trong năm 2010 và trong quý đầu năm 2011 đã tăng 216% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khánh Minh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị BCH TƯ Đảng khoá XI thành công


Sáng 10/ 7, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra sau một tuần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, có sự cải tiến, đổi mới trong cách thức tiến hành. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị.

nguyen ba thanh

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

Phát biểu bế mạc Hội nghị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn  Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các dự thảo văn kiện và các nội dung của Hội nghị. Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nghị quyết của Hội nghị.

Thông qua Chương trình làm việc toàn khóa với những “điểm nhấn”

Trung ương đã thảo luận sôi nổi và đi đến thống nhất đưa vào Chương trình toàn khoá 24 nhóm vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng. So với dự thảo, Trung ương đã điều chỉnh tên, phạm vi nội dung, thời gian trình một số đề án và bổ sung vào Chương trình 3 vấn đề : Quy định việc thi hành Điều lệ Đảng; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Trung ương đặc biệt nhấn mạnh, cần ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã đề ra là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, nhất là ở cấp chiến lược; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng…; coi đây là “điểm nhấn” của nhiệm kỳ khoá XI. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tuỳ tình hình cụ thể, Bộ Chính trị sẽ xem xét, cân nhắc đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kịp thời có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp. Đối với những vấn đề lớn, quan trọng đã được xác định rõ về chủ trương, định hướng chính sách trong văn kiện Đại hội XI và các Nghị quyết của các khoá trước vẫn còn giá trị, hiệu lực thì tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoặc định kỳ sơ kết, tổng kết, ban hành kết luận; không ra quá nhiều nghị quyết…

Thông qua Quy chế làm việc của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI

Hội nghị đã dành nhiều thời gian để thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện và đã thông qua Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI; coi đây là văn bản quan trọng nhất cụ thể hoá Điều lệ Đảng, tạo cơ sở để tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong Đảng và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phát huy vai trò cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ đại hội, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục khẳng định trách nhiệm và quyền hạn của mình về những vấn đề lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định và giao nhiều trọng trách cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư; phân cấp quyền hạn và trách nhiệm cho các ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh uỷ, thành uỷ và có cơ chế kiểm tra, giám sát phù hợp để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan này nhưng vẫn bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, hiệu quả của Trung ương.

nguyen ba thanh

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

So với khoá X, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá này đã được sửa đổi, bổ sung nhiều điểm mới cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của Ban Chấp hành Trung ương, của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, của các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư; về việc chuẩn bị và tiến hành hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư; lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội…

 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Thực hiện tốt các Quy chế này sẽ góp phần phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; bảo đảm chế độ tập thể lãnh đạo, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị; tăng cường sức mạnh tập thể, sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi đồng chí Uỷ viên Trung ương, trên cương vị và trách nhiệm công tác của mình, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các cơ quan, cần gương mẫu nghiêm túc thực hiện.

Sửa đổi Hiến pháp cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Đảng

Về triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992,  Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành; đồng thời nhấn mạnh:

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số văn bản luật có liên quan; căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng. Có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc.

Thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ của Đại hội XI

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hải Hậu)

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện nhất quán phương hướng công tác cán bộ do Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra; căn cứ vào thực tế đội ngũ cán bộ hiện có và yêu cầu về cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp nhiệm kỳ XIII; kết hợp yêu cầu trước mắt với việc chuẩn bị cho các khoá tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển; Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ bàn bạc, xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn phương án hợp lý nhất trong điều kiện cho phép và đã đạt được sự nhất trí rất cao. Căn cứ quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn chỉnh phương án giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, đây là một bước quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ này và cho chúng ta thêm kinh nghiệm để làm tiếp các bước sau.

Tổ chức thực hiện thật tốt các nghị quyết của Đảng

Tại Hội nghị,  Ban Chấp hành Trung ương cũng đã dành thời gian xem xét, đánh giá tình hình đất nước và những công việc Bộ Chính trị đã giải quyết trong 6 tháng đầu năm 2011. Trung ương ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã phấn đấu khắc phục nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện ở trong nước, khu vực và quốc tế, đạt được những kết quả tích cực bước đầu trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tỉ giá và thị trường ngoại hối có chuyển biến tích cực; đầu tư phát triển của toàn xã hội tiếp tục được duy trì; thu ngân sách tăng khá; an sinh xã hội, tạo việc làm được chú trọng… Bộ Chính trị đã chỉ đạo Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan kịp thời có những quyết sách phù hợp trước những diễn biến phức tạp gần đây, giữ vững chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác phát triển; tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

Tuy nhiên, tình hình 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động, ảnh hưởng của những tồn tại, hạn chế nội tại của nền kinh tế và diễn biến phức tạp, khó lường từ bên ngoài. Lạm phát, mặt bằng lãi suất đang ở mức cao; nhập siêu còn lớn; khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang bị ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tài khoá, tiền tệ; an sinh xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn; còn tiềm ẩn những yếu tố tác động đến ổn định chính trị – xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Tình hình trên đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm 2011 và một số năm tiếp theo; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; giữ vững độc lập chủ quyền và tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.

Khẳng định Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã thành công tốt đẹp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ: Nhiệm vụ tiếp theo là phải tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị lần này cùng với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội, của Chính phủ nhằm sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, từng bước đạt kết quả thiết thực.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cần phát huy mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với tập thể cấp uỷ lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra. (Xin xem toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10/7)…

Trọng Hậu

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Lãnh đạo Libya Gaddafi dọa “chiến tranh thần thánh” tại Châu Âu


nguyen ba thanh

Hình Minh Họa

Ngày 8/7, nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi đã dọa sẽ phái đi hàng trăm người Libya để tiến hành các cuộc tấn công tại Châu Âu nhằm báo thù trước chiến dịch quân sự do NATO cầm đầu chống lại ông.

Trong một diễn văn ghi tiếng được đăng tải trên truyền hình Libya, ông Gaddafi nói: “Hàng trăm người Libya sẽ tiến hành chiến tranh thần thánh tại Châu Âu. Đây sẽ là đòn ăn miếng trả miếng, song chúng tôi sẽ cho họ cơ hội để nhận thức. NATO, các ngươi sẽ phải hối hận khi chiến tranh tới Châu Âu… Chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc kháng cự, trở thành những người tử vì đạo và chiến đấu tới cùng.”

Theo ông Gaddafi, quần đảo Canary, Sicily, những đảo khác ở Địa Trung Hải cũng như Andalusia ở miền Nam Tây Ban Nha là những vùng đất Arập cần phải được giải phóng.

Bài diễn văn này, phát biểu trước khoảng 50.000 người ở thị trấn sa mạc Sabha – cách thủ đô Tripoli khoảng 800 km về phía Nam, dường như nhằm chứng minh ông Gaddafi vẫn giành được sự ủng hộ tại các khu vực mà ông kiểm soát.

Nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi ngày 1/7 từng dọa sẽ tấn công “nhà ở, văn phòng, các gia đình” ở Châu Âu nếu NATO không ngừng chiến dịch không kích chống chế độ ông ở Libya.

Ông nói: “Một ngày nào đó, người dân Libya có thể đưa cuộc chiến này đến Châu Âu, nhằm vào nhà ở, văn phòng, gia đình của các người, những nơi này sẽ trở thành các mục tiêu quân sự hợp pháp, giống như các người đã nhằm vào nhà ở của chúng ta. Chúng ta có thể quyết định đối xử với họ (người Châu Âu) giống như vậy. Nếu chúng ta quyết định, chúng ta có thể kéo đến Châu Âu đông như châu chấu, như ong. Chúng ta khuyên họ rút lui trước khi phải hứng chịu một thảm họa”…


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Văn phòng đại diện Đà Nẵng tại Nhật Bản : nhịp cầu đầu tư vào Đà Nẵng


Liên tiếp trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa Đà Nẵng – Nhật Bản diễn ra thường xuyên, bất chấp những khó khăn sau thảm họa động đất và sóng thần. Có được điều này là từ sự đóng góp của Văn phòng đại diện thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản (VPĐD) và đây là nhịp cầu đầu tư từ Nhật vào thành phố.

Nhật ký nhịp cầu đầu tư

Ngày 13-5, Đoàn Hiệp hội NPO Hữu nghị Nhật-Việt vùng Kansai do ông Nishimura Teiichi – Chủ tịch Hiệp hội kiêm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Osaka và là Tổng Giám đốc Công ty Sakura Lepas làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Đà Nẵng. Ông Nishimura cho biết mục đích chuyến thăm của đoàn là góp phần vun đắp tình hữu nghị đã được xây dựng và phát triển trong nhiều năm qua và tăng cường quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa 2 nước Việt Nam – Nhật Bản, giữa Đà Nẵng với vùng Kansai nói riêng. Cũng theo ông Nishimura, trong thành phần đoàn có sự tham gia của đại diện các tập đoàn lớn đến từ vùng Kansai, điều này thể hiện phía Kansai rất quan tâm đến tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng. Ông đặc biệt nhấn mạnh cộng đồng các DN Nhật Bản hết sức mong muốn đường bay trực tiếp Osaka – Đà Nẵng nhanh chóng được thiết lập, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại từ vùng Kansai – Nhật Bản đến Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai bên.

Khách du lịch Nhật Bản tìm hiểu Đà Nẵng qua vietnamairline tại Osaka.

Khách du lịch Nhật Bản tìm hiểu Đà Nẵng qua vietnamairline tại Osaka.

Ngày 17-5, ông Takahashi, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tokai Kogyo đã dẫn đầu đoàn công tác đến Đà Nẵng để xúc tiến đầu tư sản xuất vào Đà Nẵng với tổng vốn 20 triệu USD. Ông Takahashi cho biết, tập đoàn Tokai Kogyo chuyên sản xuất linh kiện điện tử, phụ tùng cơ khí để cung cấp cho các hãng sản xuất ô-tô như Toyota, Nissan, BMW. Hiện tập đoàn có nhà máy sản xuất tại Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Việc đầu tư vào Đà Nẵng là địa điểm chiến lược trong phát triển của Tokai Kogyo bất chấp những khó khăn về kinh tế.

Và mới đây, ngày 24-6, Đoàn cán bộ Hội Nông nghiệp thành phố Yaizu (Nhật Bản) gồm 18 thành viên, do ông Uchida Masayuki, Chủ tịch Hội Nông nghiệp thành phố làm trưởng đoàn, đã đến Đà Nẵng. Mục đích của đoàn là tìm hiểu về tình hình phát triển nông, ngư nghiệp của thành phố với kỳ vọng về hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp giữa 2 thành phố.

Được biết, hiện nay có hơn 60 dự án FDI của các DN Nhật Bản đầu tư tại Đà Nẵng với tổng vốn hơn 300 triệu USD. Đà Nẵng cũng đã tiếp nhận hơn 300 triệu USD vốn ODA hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, trong đó nhiều dự án lớn như Hầm đường bộ Hải Vân, nâng cấp Cảng Tiên Sa, đê chắn sóng biển… đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Những hoạt động tại Nhật Bản

VPĐD thành phố Đà Nẵng đang vận động dự án ODA về xử lý nước thải tại các khu công nghiệp với số vốn đầu tư dự kiến 100 triệu USD. Trong đó, trước mắt tập trung dự án ODA xử lý nước thải Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với số vốn 14,9 triệu USD, vận động xây dựng Nhà đại đoàn kết hỗ trợ dân nghèo, vận động dự án phi chính phủ (NGO) từ Nhật Bản.

Năm 2010, VPĐD đã tổ chức 5 đoàn tham gia các hoạt động xúc tiến, giới thiệu quảng bá Đà Nẵng thông qua các Hội chợ, Tuần lễ văn hóa tại Nhật Bản và 3 đoàn đại diện thành phố công tác tại Nhật Bản; đón tiếp và hướng dẫn 54 đoàn khách Nhật Bản với tổng số 252 lượt người, hỗ trợ 9 DN Nhật Bản thành lập công ty tại Đà Nẵng với số vốn đăng ký 15.823.689 USD. Ngoài ra, VPĐD còn tham gia tổ chức các hoạt động giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao; ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế với các địa phương Nhật Bản như Biên bản ghi nhớ về hợp tác giao lưu với thành phố Sakai; tăng cường hợp tác với Kawasaki; triển khai hợp tác với Nagasaki; hợp tác với thành phố Mitsuke, thành phố Kobe; Chương trình Citynet và hiện ký kết thỏa thuận giữa UBND thành phố Đà Nẵng và Tổ chức JICA… “VPĐD cũng đã tham dự và phối hợp thực hiện 4 chương trình quảng bá du lịch; tổ chức đón tiếp 4 đoàn Famtrip gồm các công ty lữ hành nổi tiếng như JTB, NTA, KNT, Nokyokanko… sang khảo sát tuyến điểm, cơ sở vật chất tại Đà Nẵng.

Đã đón tiếp 2 đoàn Presstrip cho 10 phóng viên Nhật sang viết bài giới thiệu về du lịch Đà Nẵng và miền Trung; triển khai biên tập và xuất bản 10.000 bản đồ giới thiệu du lịch và Khu công nghiệp bỏ túi bằng tiếng Nhật phát miễn phí cho du khách và các DN Nhật; tổ chức giảng dạy lớp hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật cho 82 học viên để chuẩn bị nhân lực cho đường bay trực tiếp Nhật Bản – Đà Nẵng”, ông Mai Đăng Hiếu, Phó trưởng VPĐD thành phố Đà Nẵng tại Nhật Bản, cho hay.

Với mục đích cung cấp đầy đủ thông tin về môi trường đầu tư – du lịch của Đà Nẵng, VPĐD đã biên tập và phát hành 15.000 cuốn tập gấp bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Đồng thời, phối hợp với Hiệp hội DN Nhật Bản tại Đà Nẵng và Tổ chức JETRO tiếp tục đưa Đà Nẵng vào danh sách 30 thành phố tại châu Á được chú ý nhất của các DN Nhật năm 2010.

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hiệp định FTA Việt Nam-EU đem lại lợi ích cho cả hai bên


Sáng 8/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (EuroCham) tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư” nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp/hiệp hội các thông tin cập nhật, chia sẻ các kinh nghiệm về FTA, những tác động và hiệu quả mà FTA sẽ mang lại.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

May hàng xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt may Gia Định.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch EuroCham cho biết, với giá trị xuất khẩu sang EU chiếm 16% GDP của cả nước (tương đương với 14.9 tỷ USD), EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể khẳng định rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ mang lại lợi ích song phương cho cả Việt Nam và EU.

Nói về lợi ích tiềm năng từ FTA, ông Juan-Jose Almagro Herrador, Cố vấn kinh tế và chính trị, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, sẽ hạ thấp thuế quan của EU, đặc biệt là những lĩnh vực chủ chốt như dệt may, thủy sản, da giày; hạ thấp thuế quan của Việt Nam, theo đó Việt Nam nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn; nhập khẩu các dịch vụ chất lượng cao của EU dường như có thể giúp nền kinh tế địa phương tăng khả năng cạnh tranh trong dài hạn.

Ông nhấn mạnh, tham gia vào FTA sẽ còn tăng đầu tư của EU vào Việt Nam, tăng sự đa dạng hóa trong đối tác thương mại tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được vị thế tốt hơn trên thị trường EU.

Tiến sỹ Đinh thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam.

FTA Việt Nam-EU dự báo sẽ là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ là chuyển dịch ngành phân phối-bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc, hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng.

PV


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Đà Nẵng: Trắng đêm chống chọi cháy rừng ở Nam Hải Vân


Các lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng đã thức thâu đêm để chống chọi với “giặc lửa”, cứu rừng đặc dụng Nam Hải Vân đang bốc cháy dữ dội.

Vào lúc 12 giờ 30 ngày 7-7, một vụ cháy rừng ở địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cháy lây sang tiểu khu 4A, rừng đặc dụng Nam Hải Vân, nằm ngay trên đỉnh đèo Hải Vân. Gặp lúc thời tiết hanh khô và  có gió to đã làm cho những cánh rừng nơi đây bốc cháy dữ dội.

nguyen ba thanh

... đến 12 giờ đêm vẫn còn nhiều đám cháy lớn tại tiểu khu 4A

Sau khi xảy ra vụ cháy, các lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy, kiểm lâm, dân quân… tích cực dập lửa cứu rừng. Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo công tác cứu rừng.

Khoảng 18 giờ 30 cùng ngày, gió thổi mạnh về hướng Bắc nên các đám cháy lây lan về phía những cánh rừng thấp trũng ở tiểu khu 4A, hướng gần giáp ranh với Thừa Thiên-Huế.

Do địa hình hiểm trở, lúc này lực lượng chức năng không thể dùng vòi nước của xe cứu hỏa để dập lửa. Không còn cách nào khác, lực lượng chức năng phải chữa cháy bằng các phương pháp thủ công như dùng cành cây, máy phun gió dập lửa và phát ranh không cho đám cháy lây lan sang diện rộng.

nguyen ba thanh

1 giờ sáng ngày 8-7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Phùng Tấn Viết vẫn sát cánh bên các lực lượng chức năng chỉ đạo công tác chữa cháy

Cuộc chiến với “giặc lửa” được tiến hành thâu đêm. Phóng viên Đà Nẵng Điện tử có mặt tại hiện trường suốt đêm ghi nhận sự nỗ lực của các lực lượng chức năng trong việc dập lửa, cứu rừng.

Ngọc Đoan

 


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)

Hội thảo “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và Đức”


Hai Viện khoa học của Việt Nam và Đức vừa tổ chức hội thảo nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình cải cách chính quyền địa phương.

nguyen ba thanh
Toàn cảnh hội thảo

Trong hai ngày 7-8/7/2011, tại Đà Nẵng, Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) phối hợp cùng Viện Konrad Adenauer Stiftung (KAS) của Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách chính quyền địa phương – chia sẻ kinh nghiệm Việt Nam và CHLB Đức”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI với các yêu cầu liên quan đến cải cách chính quyền, sẽ là phương diện pháp lý để có những kiến nghị sửa đổi ở tầm hiến pháp liên quan đến cải cách chính quyền địa phương. Trong đó có nhiều vấn đề đặt ra  mà hiện nay Việt Nam rất quan tâm như phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ; sự phân cấp giữa Trung ương và địa phương; nguyên tắc phân công và phối hợp quyền lực có được áp dụng ở địa phương hay không…

Ông Stefan Urban, Giám đốc dự án của Viện KAS khẳng định, với kinh nghiệm về các vấn đề dân chủ hóa, nhà nước pháp quyền …, Viện KAS sẽ hỗ trợ Viện Nhà nước và Pháp luật cùng nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cải cách chính quyền để giúp Việt Nam  góp phần nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức.

Hội thảo đã được nghe các nhà khoa học, các nhà quản lý Việt Nam và CHLB Đức báo cáo kinh nghiệm cải cách chính quyền địa phương tại CHLB Đức; về tổng quan thực tiễn cải cách chính quyền địa phương ở Việt Nam trong những năm đổi mới, xu hướng và những vấn đề đặt ra trong cải cách chính quyền địa phương…

Đồng thời, các đại biểu cũng tham luận các vấn đề thực tiễn tại các địa phương được đánh giá có sự đột phá trong cải cách chính quyền như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, …

Hồng Hạnh


(Theo website Nguyễn Bá Thanh)